Phụ nữ Pờ Tó giúp nhau thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với những mô hình hay và cách làm hiệu quả, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã giúp nhiều phụ nữ vượt qua khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống.
“Cửa hàng 0 đồng” 
Tháng 7-2020, Hội LHPN xã Pờ Tó mở “Cửa hàng 0 đồng” nhằm huy động sự chung tay của xã hội giúp đỡ hội viên phụ nữ nghèo. Cửa hàng đặt tại nhà văn hóa thôn 3 và mở cửa vào thứ sáu hàng tuần. Hàng hóa chủ yếu là quần áo, giày dép cùng các nhu yếu phẩm.
Bà Lương Thị Hảo Yến-Chủ tịch Hội LHPN xã Pờ Tó-cho biết: Hội huy động sự đóng góp của các Mạnh Thường Quân để đa dạng hóa các sản phẩm tại cửa hàng. Tùy vào từng thời điểm, Hội vận động những mặt hàng khác nhau. Với khẩu hiệu “Ai thiếu đến lấy, ai dư đến cho”, Hội quy định mỗi chị em được lấy 2-3 sản phẩm quần áo/lần và chỉ lấy những sản phẩm cần thiết nhất. Với lương thực, mỗi chị được nhận 4 gói mì tôm và 2 kg gạo khi đến với cửa hàng.  
Cửa hàng 0 đồng (thôn 3, xã Pờ Tó) gồm nhiều mặt hàng từ quần áo, sách vở, dày dép và các nhu yếu phẩm cần thiết. Ảnh.Vũ Chi
Cửa hàng 0 đồng (thôn 3, xã Pờ Tó) gồm nhiều mặt hàng từ quần áo, sách vở, giày dép và các nhu yếu phẩm cần thiết. Ảnh: Vũ Chi

Bà Huỳnh Thị Ngọc Lan-Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Ia Pa: Bằng những cách làm hay và hiệu quả, Hội LHPN xã Pờ Tó đã giúp đỡ hội viên phụ nữ khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Trong đó “Cửa hàng 0 đồng” là mô hình đầu tiên của huyện và phát huy hiệu quả khá tốt. Thời gian tới, Hội LHPN huyện tiếp tục nhân rộng mô hình này ra toàn huyện nhằm giúp phụ nữ nghèo vượt qua khó khăn, từng bước phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Chị Đinh Loan (thôn 3) bộc bạch: “Nhà tôi chỉ có 2 sào lúa nước, lại đông miệng ăn nên thiếu thốn đủ thứ. Từ khi “Cửa hàng 0 đồng” mở cửa, mọi người trong gia đình tôi không còn thiếu quần áo. Thi thoảng còn có gạo, mì tôm nữa, tôi mừng lắm!”.
Còn chị Đinh H’Mùi (thôn 2) thì tâm sự: “Đây là lần thứ 3 mình đến cửa hàng. Đầu năm học, mình đến xin bộ sách giáo khoa lớp 1 cho con. Lần này, mình lấy quần áo cho chồng đi làm mì. Cảm ơn Hội đã mở cửa hàng để giúp đỡ chị em khó khăn”.
Giúp nhau phát triển kinh tế
Để giúp đỡ chị em có vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, các chi hội đã thành lập được 7 tổ tiết kiệm góp vốn xoay vòng với biên chế bình quân 10-20 thành viên/tổ. Hiện nay, tổng số tiền tiết kiệm đã lên trên 700 triệu đồng. Đến thời điểm hiện tại đã có 35 chị được vay vốn từ mô hình này để phát triển sản xuất với mức vay trên 20 triệu đồng/người. 
Chị Nguyễn Thị Hương (bìa trái; thôn 1, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa) đã mở được tiệm may nhờ nguồn vốn vay từ tổ tiết kiệm góp vốn xoay vòng. Ảnh: Vũ Chi
Chị Nguyễn Thị Hương (bìa trái; thôn 1, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa) đã mở được tiệm may nhờ nguồn vốn vay từ tổ tiết kiệm góp vốn xoay vòng. Ảnh: Vũ Chi
Chị Nguyễn Thị Hương (thôn 1) đã vươn lên thoát nghèo nhờ nguồn vốn vay này. Năm 2015, sau khi tham gia tổ tiết kiệm, chị Hương được các chị em trong tổ cho vay 7 triệu đồng để học nghề may. Sau khi học nghề, chị đã tự mở tiệm may tại nhà. Nhờ khéo tay nên tiệm của chị lúc nào cũng đông khách. Năm 2016, gia đình chị đã thoát nghèo. Hiện nay, tiệm may đem về thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, chị còn tạo việc làm thường xuyên cho 3 chị khác.
Chị Hương cho biết: “Gia đình tôi không có ruộng đất nên thiếu trước, hụt sau. Nhờ chị em góp vốn cho vay, tôi đã có việc làm ổn định và vươn lên thoát nghèo. Giờ mình có điều kiện rồi, sẽ cố gắng góp sức giúp các chị em khó khăn hơn”.
Trong khi đó, tại thôn 3, mô hình này thu hút 20 chị em tham gia với số tiền tiết kiệm 120 triệu đồng. Chị Đinh H’Loan-Chi hội phó Chi hội Phụ nữ thôn-cho hay: “Trước đây, gia đình mình là hộ nghèo. Từ khi tham gia mô hình, được các chị em người Kinh hướng dẫn nên đã biết cách tiết kiệm trong chi tiêu. Vào mùa thu hoạch, vợ chồng đều trích ra một phần để dành những lúc mất mùa, ốm đau. Dần dần mình mua được đất sản xuất và vươn lên thoát nghèo từ năm 2017”.
VŨ CHI

Có thể bạn quan tâm

Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt.