Các cơ quan của huyện Mang Yang kết nghĩa với làng Ar Dôch Ktu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 14-1, Ban Dân vận Huyện ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) tổ chức lễ kết nghĩa với làng Ar Dôch Ktu, xã Đê Ar.

 Các cơ quan của huyện Mang Yang kết nghĩa với làng Ar Dôch Ktu (xã Đê Ar, huyện Mang Yang). Ảnh: Lê Đại
Các cơ quan của huyện Mang Yang kết nghĩa với làng Ar Dôch Ktu, xã Đê Ar. Ảnh: Lê Đại

Theo nội dung ký kết, Ban Dân vận Huyện ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện có nhiệm vụ giúp đỡ, hỗ trợ chi bộ, Ban Nhân dân thôn, Mặt trận và các đoàn thể của làng Ar Dôch Ktu nâng cao chất lượng hoạt động, triển khai hiệu quả các chương trình, cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước tại cơ sở; hỗ trợ nhân dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, lựa chọn các giống vật nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế cao đưa vào chăn nuôi, trồng trọt để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống; đẩy lùi các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội.

Bên cạnh đó, các cơ quan tăng cường tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với bà con. Qua đó, nâng cao ý thức chấp hành và có trách nhiệm bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng làng nông thôn mới.

Dịp này, Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” huyện Mang Yang đã bàn giao dê giống trị giá 20 triệu đồng cho 3 hộ nghèo, cận nghèo của làng Ar Dôch Ktu để các hộ có điều kiện phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. 

 

LÊ ĐẠI

Có thể bạn quan tâm

“Cổ tích” Grôn

“Cổ tích” Grôn

(GLO)- Nhiều người vẫn quen gọi làng Grôn (xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ) là làng phong. Trước đây, làng chỉ có 17 hộ có người bị bệnh phong. Giờ thì nỗi đau do bệnh tật dần qua đi và người dân nơi đây đang viết nên câu chuyện đẹp về tình yêu đôi lứa, yêu lao động sản xuất và khát vọng vươn lên.
“Xóm mía” bên quốc lộ 25

“Xóm mía” bên quốc lộ 25

(GLO)- 10 năm qua, người dân thôn Phú Cường (xã Ia Pal, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã phát triển giống mía thanh diệu trên mảnh đất khô cằn sỏi đá. Loại mía tím này đã trở thành thức quà quê theo chân những chuyến xe đến với mọi miền trong cả nước.