Ia Pa chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Là huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số (DTTS). Đội ngũ này đã dần khẳng định được vai trò nòng cốt xây dựng hệ thống chính trị và phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Không ngừng học tập nâng cao trình độ
Với 15/20 cán bộ, công chức (CB, CC) là người Jrai, trong những năm gần đây, xã Ia Kdăm luôn khuyến khích họ tham gia học tập nâng cao trình độ cả về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ. Hiện nay, xã có 1 cán bộ đang theo học lớp quản lý nhà nước; 8 CB, CC học lớp trung cấp lý luận chính trị; 5 công chức học đại học luật từ xa.
Bà Rmah H’Ploanh-Chủ tịch UBND xã Ia Kdăm-cho biết: Lãnh đạo xã tạo mọi điều kiện cho CB, CC có thời gian học tập song song với việc giải quyết các công việc tại cơ quan. Mặc dù đã lớn tuổi, vướng bận gia đình, nhưng hầu hết CB, CC đều nêu cao tinh thần học tập, rèn luyện. Nhờ vậy, chất lượng đội ngũ CB, CC xã ngày càng được nâng cao. Trong đó, CB, CC người DTTS có trình độ đại học là 2 người, cao đẳng 1 người, trung cấp 9 người và 3 người chưa có bằng cấp chuyên môn hiện đang đi đào tạo.
Ông Siu Lêu (thứ 3 từ phải qua, Phó Chủ tịch HĐND xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa) hướng dẫn giải quyết một vụ tranh chấp tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi
Ông Siu Lêu (thứ 3 từ phải qua, Phó Chủ tịch HĐND xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa) hướng dẫn giải quyết một vụ tranh chấp tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi
Ông Siu Lêu-Phó Chủ tịch HĐND xã đang theo học lớp đại học luật từ xa của Trường Đại học Huế. Ông cho biết: Năm 2012, với vai trò cán bộ tư pháp xã, ông tham gia lớp trung cấp luật (Đại học Hà Nội) hệ vừa học vừa làm. Năm 2017, ông tiếp tục đăng ký học đại học từ xa để có thêm kiến thức đáp ứng yêu cầu công việc. Mặc dù đã 40 tuổi nhưng với ông, việc học không bao giờ là muộn. Mỗi tháng, ông sắp xếp công việc ổn thỏa để có16 ngày tham gia khóa đào tạo tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên thị xã Ayun Pa. Nhờ nắm vững những quy định của pháp luật, ông tham gia giải quyết nhiều vụ xích mích về hôn nhân hay đất đai trong làng.
“Được cơ quan tạo điều kiện cho đi học nâng cao trình độ, để không ảnh hưởng đến công việc cơ quan, tôi tranh thủ giải quyết các vấn đề cần thiết vào ngày nghỉ hay tại nhà. Việc học thêm kiến thức giúp tôi tự tin hơn, giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả hơn”-ông Lêu bộc bạch.
Trong khi đó, ông Rô Điên-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã cũng vừa thi đậu tốt nghiệp THPT. Ông là tấm gương về tinh thần không ngừng học tập. Ông chia sẻ: “Đây là lần thứ 5 mình tham gia thi tốt nghiệp THPT, thật may mắn mình đã đậu. Có bằng rồi, mình sẽ đăng ký học trung cấp luật để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc”.
Đào tạo cán bộ DTTS gắn với quy hoạch
Những năm gần đây, Ban Thường vụ Huyện ủy Ia Pa đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo củng cố, kiện toàn đội ngũ CB, CC người DTTS từ huyện đến cơ sở. Toàn huyện có 886 CB và CC, trong đó có 446 người DTTS, chiếm 50,3%. Toàn Đảng bộ có 1.512 đảng viên, trong đó có 756 đảng viên là người DTTS. Số lượng quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ huyện gồm 57 người, trong đó có 11 người DTTS; quy hoạch Ban Thường vụ Huyện ủy 17 người, trong đó có 6 người DTTS; quy hoạch các chức danh chủ chốt huyện 23 người, trong đó có 4 người DTTS; quy hoạch các chức danh trưởng, phó các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện gồm 137 người, trong đó có 31 người DTTS…
Khai giảng lớp Trung cấp lý luận chính trị dành cho cán bộ, công chức trên địa bàn huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi
Khai giảng lớp trung cấp lý luận chính trị dành cho cán bộ, công chức trên địa bàn huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi
Song song với công tác quy hoạch cán bộ, Ban Thường vụ Huyện ủy chú trọng công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ cho CB, CC là người DTTS. Sau khi hoàn thành khóa học, đội ngũ này được đánh giá, xem xét, bố trí vào các vị trí, chức danh phù hợp đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ công tác.
Trao đổi với P.V,  ông Lê Tiến Mạnh-Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Ia Pa-cho hay: Hàng năm, huyện đều rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ CB, CC, viên chức là người DTTS, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo sau khóa học, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác. Đồng thời, thực hiện luân chuyển, bố trí cán bộ DTTS đủ tiêu chuẩn vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển của cơ quan, đơn vị, địa phương.
VŨ CHI

Có thể bạn quan tâm

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.