Ia Lâu: "Gom nắng" thắp sáng đường quê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vừa qua, người dân xã Ia Lâu (huyện Chư Prông) đã góp tiền đầu tư lắp đặt các trụ điện sử dụng năng lượng mặt trời để thắp sáng dọc đường liên xã Ia Lâu-Ia Piơr cũng như tại các ngã tư. Cách làm này đã mang lại hiệu quả rất thiết thực.
Ông Lê Thành Công-Phó Bí thư phụ trách Đảng ủy xã Ia Lâu-cho biết: “Lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIII, đầu năm 2020, các chi bộ đã vận động người dân có nhà nằm dọc tuyến đường liên xã Ia Lâu-Ia Piơr cùng góp tiền lắp đặt những trụ điện sử dụng năng lượng mặt trời nhằm đảm bảo an toàn giao thông và an ninh trật tự. Cách làm này đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng tích cực của người dân với mức đóng góp thấp nhất 150 ngàn đồng/hộ”.
Với tổng số tiền đóng góp 265 triệu đồng, đến nay, xã Ia Lâu đã lắp đặt được 143 trụ điện dọc đường liên xã và trục đường chính ở các thôn, làng. Các bóng điện này tự động bật sáng vào khoảng 18 giờ mỗi ngày, đến tầm 5 giờ sáng hôm sau thì tắt. Đây được xem là một trong những cách làm hay trong phong trào chung tay thắp sáng đường quê mà xã Ia Lâu là địa phương đầu tiên của huyện Chư Prông triển khai thực hiện.
Trụ điện mặt trời được lắp đặt dọc đường liên xã Ia Lâu-Ia Piơr (huyện Chư Prông). Ảnh: Nguyễn Diệp
Trụ điện mặt trời được lắp đặt dọc đường liên xã Ia Lâu-Ia Piơr (huyện Chư Prông). Ảnh: Nguyễn Diệp
Bà Bùi Thị Luyện (thôn Lũng Vân) cho biết: “Nhà tôi nằm trên tuyến đường liên xã Ia Lâu-Ia Piơr. Những năm trước, khi chưa có điện đường, người dân không khỏi lo lắng khi đi lại vào ban đêm. Đầu năm nay, hưởng ứng phong trào đóng góp kinh phí để lắp đặt đèn năng lượng mặt trời, gia đình tôi góp 500 ngàn đồng. Từ khi có điện đường, lúc tối trời, người dân tham gia giao thông cũng yên tâm, an ninh trật tự được giữ vững. Hơn nữa, cái lợi của việc chiếu sáng bằng điện năng lượng mặt trời là người dân không phải đóng góp để trả tiền điện nữa”.
Theo tính toán, mỗi trụ điện năng lượng mặt trời có giá khoảng 1,8 triệu đồng, rất vừa tầm với sự đóng góp của người dân. Ông Hoàng Đức Hoàng-cán bộ văn hóa-xã hội xã Ia Lâu-thông tin: Từ khi lắp đặt các trụ điện này, việc đi lại vào ban đêm thuận lợi hơn, tai nạn giao thông gần như không xảy ra; việc tuần tra của các tổ tự quản cũng đỡ vất vả.
“Thời gian tới, xã tiếp tục vận động triển khai lắp đặt thêm trụ điện năng lượng mặt trời ở các trục đường trong thôn theo phương thức 2 gia đình cùng góp tiền lắp đặt 1 trụ. Đồng thời, vận động người dân trồng hoa và cây xanh dọc tuyến đường liên xã, nội thôn, khu vực trung tâm của xã nhằm tạo cảnh quan môi trường sáng-xanh-sạch-đẹp”-ông Hoàng cho hay.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.