Mang Yang: Phát triển và nâng tầm sản phẩm OCOP

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hơn 1 năm qua, huyện Mang Yang đã tập trung triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, huyện đã có nhiều sản phẩm OCOP được xếp hạng 3-4 sao cấp tỉnh và hy vọng sẽ được nâng tầm trong thời gian tới.
Nhiều sản phẩm đặc trưng
Chúng tôi đến tham quan xưởng chế biến của Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp và dịch vụ Hùng Thơm Gia Lai tại xã Đak Ta Ley khi các công nhân đang dọn vệ sinh khu xưởng. Lô hàng nước tinh cốt chanh dây cô đặc cuối cùng trong ngày đã được đưa vào kho đông lạnh, chờ xuất ra thị trường các tỉnh, thành trong nước. Bà Đỗ Thị Mỹ Thơm-Giám đốc HTX-cho biết: “Vừa qua, do ảnh hưởng đại dịch Covid-19 nên xưởng không sản xuất nhiều vì sợ hàng tồn đọng. Mặt hàng này không thể tồn lâu được nên mỗi lần gom đủ nửa container là chúng tôi xuất bán”.
Từ đầu năm 2019, HTX Hùng Thơm Gia Lai bắt đầu sản xuất các sản phẩm như nước tinh cốt chanh dây cô đặc, mứt chanh dây sấy dẻo. Tận dụng nguồn đất trống trong vườn chanh dây, HTX trồng thêm sả và hướng tới phát triển thêm sản phẩm bột sả và sả tươi xuất khẩu. Hợp tác xã đã đăng ký phát triển sản phẩm quả chanh dây tươi và nước tinh cốt chanh dây cô đặc thành sản phẩm OCOP. Quả chanh dây tươi mọng được chọn lựa từ các khu vườn trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP của HTX không chỉ tìm được thị trường tiêu thụ trong nước mà còn xuất đi Pháp và Thụy Sĩ. Năm 2019, sản phẩm quả chanh dây tươi của HTX được đánh giá 4 sao cấp tỉnh, sản phẩm nước tinh cốt chanh dây cũng đạt 3 sao.
Quy trình sơ chế chanh dây được HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Hùng Thơm Gia Lai đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Ảnh: P.V
Quy trình sơ chế chanh dây được HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Hùng Thơm Gia Lai đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Ảnh: P.V

Theo kế hoạch năm 2020, huyện Mang Yang tiếp tục đánh giá các sản phẩm OCOP như: bột sả, sả tươi xuất khẩu (HTX Hùng Thơm Gia Lai); bò một nắng (xã Hà Ra); muối sả, tinh dầu màng tang xịt phòng, tinh dầu màng tang nguyên chất (HTX Quyết Tiến). Đồng thời, huyện tiếp tục đăng ký đánh giá nâng hạng cho các sản phẩm quả chanh dây tươi, mứt chanh dây sấy dẻo và gạo Ba Chăm.

Trong 2 năm qua, các xã, thị trấn trong huyện đã tích cực chọn lựa sản phẩm đặc trưng, định hướng và phát triển theo Chương trình OCOP nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trong năm 2019, ngoài 2 sản phẩm của HTX Hùng Thơm Gia Lai được đánh giá xếp hạng, huyện Mang Yang còn có 2 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao cấp tỉnh gồm: gạo Ba Chăm (xã Đak Trôi) và măng le sấy khô của HTX Nông nghiệp-Lâm nghiệp Quyết Tiến (xã Ayun). Ngoài ra, còn có nhiều sản phẩm đặc trưng đã được phê duyệt tại Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh như: chổi đót (HTX Quyết Tiến), rượu ghè (xã Lơ Pang, Đê Ar), du lịch cộng đồng làng Đê Ktu (thị trấn Kon Dơng), du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.

Nhiều phương án nâng tầm sản phẩm OCOP
Từ lợi ích mang lại nên việc đầu tư phát triển sản phẩm OCOP nhận được sự đồng tình, ủng hộ và tham gia của nhiều cá nhân, tổ chức. Giám đốc HTX Hùng Thơm Gia Lai cho hay, khi đăng ký sản phẩm theo Chương trình OCOP, HTX được chính quyền tạo điều kiện hỗ trợ tập huấn về kỹ năng tiếp thị sản phẩm và kết nối sử dụng các nguồn lực; xây dựng chiến lược phát triển, phương pháp, thiết kế, hoàn thiện bao bì, nhãn hàng hóa, tem truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm, kết nối thị trường, kết nối với các nhà cung ứng đầu ra. Từ đó, sản phẩm OCOP nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng gần xa. “Hợp tác xã chú trọng nâng cao chất lượng, đầu tư bao bì, nhãn mác, đề cao khâu an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng tốt nhất”-bà Thơm thông tin.
Chị Đỗ Thị Mỹ Thơm kiểm tra sản phẩm quả chanh dây tươi trước khi đóng gói. Ảnh: P.L
Chị Đỗ Thị Mỹ Thơm kiểm tra sản phẩm quả chanh dây tươi trước khi đóng gói. Ảnh: P.L
Ngoài tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý, điều hành Chương trình OCOP cấp huyện, xã và nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, cộng đồng về ý tưởng kinh doanh, tư vấn hỗ trợ phát triển sản phẩm, huyện Mang Yang còn tập trung triển khai nhiều phương án, giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm OCOP. Ông Võ Văn Vinh-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mang Yang-cho biết: “Trong nhiều sản phẩm do các xã, thị trấn đăng ký, chúng tôi lựa chọn các sản phẩm có triển vọng để hỗ trợ phát triển. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng quan tâm tư vấn hỗ trợ hoàn thiện phiếu đăng ký sản phẩm, phương án kinh doanh, hồ sơ sản phẩm tham gia đánh giá. Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại cũng luôn được chú trọng. Huyện quan tâm tạo điều kiện cho tổ chức, doanh nghiệp, HTX, cộng đồng tham gia hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh để trưng bày, quảng bá sản phẩm… Tất cả nhằm hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP cả về số lượng lẫn chất lượng”.
PHƯƠNG VI

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.