Ia Sao: Tìm giải pháp nâng cao đời sống người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Xã Ia Sao (huyện Ia Grai) có 4 thôn người Kinh và 8 làng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2015-2020, chính quyền, MTTQ và đoàn thể xã đã tuyên truyền, vận động người dân tích cực lao động sản xuất và tham gia các phong trào thi đua yêu nước gắn với xây dựng nông thôn mới.
Những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng” được triển khai rộng rãi, thu hút sự tham gia của đông đảo hội viên và bà con nông dân. Qua đó làm chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng, gia tăng giá trị trên một đơn vị diện tích sản xuất, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân.
Ông Rơ Châm Thái-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Sao-cho biết: Hội thường xuyên vận động gia đình hội viên giúp đỡ nhau kinh nghiệm sản xuất và đời sống. Đồng thời, phối hợp với các ngân hàng giúp bà con vay vốn ưu đãi và hướng dẫn hộ vay sử dụng hiệu quả trong phát triển sản xuất, giúp nhiều hộ thoát nghèo. Đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 4,13%.
Cũng theo ông Thái, chi hội Nông dân thôn Tân Lập nhiều năm qua tích cực tuyên truyền và hướng dẫn nông dân tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi. Đến nay, số hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi chiếm 30% số hội viên, nông dân. Một điển hình khác là chi hội Nông dân làng Ó. Dân làng đã giúp nhau kinh nghiệm trồng cà phê và lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong làng, hầu hết các hộ đều có phương tiện đi lại, nghe nhìn, xe công nông, số hộ nghèo giảm còn dưới 10%. 
Cán bộ xã Ia Sao hướng dẫn nông dân sản xuất. Ảnh: T.N
Cán bộ xã Ia Sao hướng dẫn nông dân sản xuất. Ảnh: T.N
Hội viên Ksor Choih (làng Dút 1) cho hay: “Trước đây, mình chưa biết cách làm ăn nên cuộc sống khó khăn lắm. Được xã quan tâm hướng dẫn cải tạo vườn tạp, đưa cây trồng mới vào sản xuất, lại được Hội Nông dân xã tín chấp để vay vốn đầu tư chăm sóc vườn cà phê, trồng cây ăn quả, nuôi bò nên gia đình đã thoát nghèo”.
Khi đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên, hội viên, nông dân càng có điều kiện tham gia xây dựng nông thôn mới. Những năm qua, người dân đã tham gia ủng hộ hàng tỷ đồng để xây dựng hạ tầng nông thôn. Ông Lê Văn Hải-Bí thư Đảng ủy xã Ia Sao-cho biết: Từ năm 2015 đến nay, bằng nguồn vốn chương trình nông thôn mới, vốn sự nghiệp và huy động đóng góp trong dân, xã đã xây dựng mới và sửa chữa 8,6 km đường giao nông thôn, nâng tổng số tuyến đường được trải nhựa và bê tông lên hơn 20,5 km, đạt 100% kế hoạch đề ra.
Ông Ksor Hyek-Trưởng thôn Dút 1-chia sẻ: “Dân làng đã góp gần 800 triệu đồng đầu tư làm 1,2 km đường giao thông nông thôn theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Phần lớn các hộ đã làm nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, xây dựng và cải tạo nhà ở khang trang, giữ gìn môi trường xanh-sạch-đẹp. Đời sống của nhân dân trong làng ngày càng được nâng lên. Hiện làng Dút 1 đã được UBND huyện công nhận đạt chuẩn nông thôn mới”.
Theo Bí thư Đảng ủy xã Ia Sao, nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025), thời gian tới, xã sẽ tập trung phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Áp dụng các mô hình sản xuất hiệu quả, tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương. Khai thác tiềm năng đất đai, nâng tổng diện tích cây trồng lên gần 3.000 ha, quan tâm tái canh vườn cà phê già cỗi.
“Bên cạnh đó, xã cũng sẽ chú trọng đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số để đến năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo của xã còn dưới 4%, thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/người/năm”-ông Hải nêu quyết tâm.
THANH NHẬT

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.