Đồn Biên phòng Ia Chía: Phối hợp giáo dục thanh-thiếu niên có nguy cơ vi phạm pháp luật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Song song với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ hơn 7 km đường biên giới trên sông, những năm qua, Đồn Biên phòng Ia Chía còn phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền xã Ia Chía (huyện Ia Grai) trong việc giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ thanh-thiếu niên có nguy cơ vi phạm pháp luật, góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn.
Nhắc lại khoảng thời gian 2 năm trước, anh Rơ Mah Ly (làng Bang) ngượng ngùng nói: “Lúc đó, mình không hiểu chuyện, cứ bạn bè gọi là đi, không cần biết đi đâu, đi bao nhiêu ngày sẽ về. Cũng có vài lần, mình hết tiền lại về nhà lấy của gia đình. Có hôm đi nhậu say, gây gổ đánh nhau trầy xước hết tay chân. Mẹ mình nói nhiều, khóc nhiều nhưng lúc đó mình không muốn nghe”. Anh Ly chỉ thật sự tỉnh ngộ khi lực lượng chức năng mời lên xã để giáo dục, răn đe. Không muốn bản thân phải xấu hổ với dân làng, cũng không muốn cha mẹ bị mọi người xa lánh, anh Ly tự rời xa đám bạn hư hỏng để dành thời gian phụ giúp gia đình. Khi 2 anh trai lấy vợ ở riêng, anh Ly trở thành lao động chính trong gia đình. Bà Rơ Mah Win (mẹ anh Ly) phấn khởi nói: “Giờ nó ngoan lắm, không còn uống rượu say như trước. Nó giúp mình chăm sóc 3 ha điều, 3 sào cà phê và mấy sào lúa. Mình mừng lắm!”.  
Trong số những thanh niên có nguy cơ vi phạm pháp luật đã được giáo dục, cảm hóa phải nhắc đến trường hợp anh Kpuih Thân (làng Beng). Từ chỗ thường xuyên tụ tập bạn bè chơi bời lêu lổng, nhờ có sự giúp đỡ của Bộ đội Biên phòng và các ban ngành, đoàn thể, anh đã nhận ra cái sai của bản thân để thay đổi. “Bộ đội Biên phòng và cán bộ xã thường xuyên xuống nhà nói chuyện, nhắc nhở nên mình hiểu biết hơn về các quy định của pháp luật và cũng biết... sợ. Mình tích cực phối hợp cùng các lực lượng trong việc giữ gìn an ninh trật tự thôn làng”-anh Thân chia sẻ. Với mong muốn được đóng góp nhiều hơn nữa vào việc giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương, cùng với sự thay đổi tích cực của bản thân, anh Thân tự nguyện tham gia Tiểu đội dân quân thường trực của xã.
Cán bộ Đồn Biên phòng Ia Chía gặp gỡ gia đình thanh-thiếu niên có nguy cơ vi phạm pháp luật. Ảnh: A.H
Cán bộ Đồn Biên phòng Ia Chía gặp gỡ gia đình thanh-thiếu niên có nguy cơ vi phạm pháp luật. Ảnh: A.H

Ông Kpă Yan-Chủ tịch UBND xã Ia Chía: “Để giáo dục, cảm hóa thanh-thiếu niên hư, thời gian qua, xã đã huy động các lực lượng, các ngành, đoàn thể cùng tham gia, trong đó, Bộ đội Biên phòng đóng vai trò quan trọng. Cán bộ, đảng viên Đồn Biên phòng Ia Chía vừa tích cực tham mưu, xây dựng kế hoạch, vừa trực tiếp giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ các thanh-thiếu niên hư, góp phần ổn định an ninh trật tự trên địa bàn”.

Thượng úy Nguyễn Công Trung-Đội trưởng Đội Trinh sát Đồn Biên phòng Ia Chía-cho biết: Để chung tay cùng cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc quản lý, giáo dục, cảm hóa số thanh-thiếu niên có nguy cơ vi phạm pháp luật, ngoài việc tham mưu, xây dựng kế hoạch, Đồn Biên phòng Ia Chía còn thường xuyên đến từng nhà, gặp người thân và gặp từng đối tượng để tuyên truyền, nhắc nhở. “Chúng tôi vận động các bậc cha mẹ không quá nuông chiều, không giao xe máy cho con khi chưa đủ tuổi và nên dành thời gian quan tâm nhiều hơn đến con cái. Vì thực tế vẫn có gia đình sẵn sàng bán đất để mua xe máy cho con đi, dù con chưa đủ tuổi; có gia đình con cái đi đâu vài ngày không về cũng không hỏi lý do...”-Thượng úy Trung cho hay. Cùng với đó, Đồn Biên phòng Ia Chía cũng phân công đảng viên phụ trách hộ thường xuyên nắm tình hình, gặp gỡ, tuyên truyền và hướng dẫn các gia đình phát triển kinh tế, từng bước ổn định đời sống. Mặt khác, hàng tháng, các đảng viên Biên phòng tham gia sinh hoạt tại chi bộ thôn, làng tích cực tham mưu cho chi bộ đưa việc quản lý, giáo dục thanh-thiếu niên có nguy cơ vi phạm pháp luật vào nghị quyết.

Bên cạnh đó, đơn vị cũng chủ động phối hợp với các lực lượng đứng chân trên địa bàn, các tổ tự quản an ninh trật tự tăng cường tuần tra, kiểm soát ở các khu vực, tuyến đường trọng điểm; rà soát các vụ mâu thuẫn giữa thanh niên các làng với nhau và thanh niên của xã Ia Chía với các xã lân cận để tổ chức hòa giải, tìm giải pháp xử lý. Nhờ đó, số thanh-thiếu niên có nguy cơ vi phạm pháp luật ngày càng giảm. Cụ thể, năm 2018, trên địa bàn xã còn 140 thanh-thiếu niên có nguy cơ vi phạm pháp luật nhưng đến nay giảm còn 79 đối tượng. Đặc biệt, một số thanh niên sau khi được giáo dục, cảm hóa đã tích cực tham gia các hoạt động tại thôn, làng và cung cấp nhiều nguồn tin giúp lực lượng chức năng quản lý địa bàn; một số khác tình nguyện viết đơn xin đi bộ đội, tham gia lực lượng dân quân tại địa phương. 
ANH HUY

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.