Công ty 72: Đi đầu xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Công ty TNHH một thành viên 72 (Công ty 72) là một trong những đơn vị dẫn đầu của Binh đoàn 15 về thực hiện phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”. Những năm qua, Công ty đã đóng góp hàng chục tỷ đồng, hàng ngàn ngày công góp phần thay đổi diện mạo nông thôn và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn đứng chân.

 

                                Công ty 72 giúp đỡ làng Sơn (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) xây dựng nông thôn mới. Ảnh: V.H
Công ty 72 giúp đỡ làng Sơn (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) xây dựng nông thôn mới. Ảnh: V.H
  


Ông Phạm Văn Cường-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đức Cơ: “Những đóng góp của Công ty 72 luôn được cấp ủy và chính quyền địa phương đánh giá cao”.


 

Làng Sơn (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, Gia Lai) có 320 hộ với hơn 1.000 khẩu, trong đó, người dân tộc thiểu số chiếm gần 80%. Đây là đơn vị đầu tiên trên tuyến biên giới của tỉnh xây dựng thành công làng nông thôn mới kiểu mẫu trong đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2019. Trò chuyện với chúng tôi, ông Rơ Lan Đức-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Nan-cho biết: “Để đạt được kết quả này là nhờ sự chung tay của Công ty 72. Thời gian qua, Công ty đã giúp đỡ địa phương hàng trăm triệu đồng để làm đường, sửa chữa nhà ở, nhà sinh hoạt cộng đồng. Ngoài ra, đơn vị còn huy động hơn 2.000 ngày công để giúp người dân dọn dẹp vệ sinh đường làng...”.

Sau gần 10 năm thực hiện phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, Công ty 72 đã có nhiều việc làm cụ thể, thiết thực giúp các địa phương trên vùng biên giới của huyện Đức Cơ. Theo đó, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty xác định ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh, việc giúp đỡ địa phương xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Do đó, Công ty đã đầu tư 11 tỷ đồng làm con đường nhựa dài 2,2 km, rộng 5,5 m và 1 cây cầu bê tông nối từ quốc lộ 19B vào xã Ia Nan. Cùng với đó, Công  ty hỗ trợ xã Ia Dom làm 2 km đường nhựa và 1 cầu treo dài 55 m với số tiền 3,9 tỷ đồng. Ngoài ra, đơn vị còn đầu tư xây dựng cầu làng Ba (xã Ia Pnôn), hỗ trợ làm đường cấp phối tại làng Chan, làng Ba và các đoạn đường nội bộ với tổng chiều dài trên 800 m, kinh phí gần 10 tỷ đồng.

Trao đổi với chúng tôi, Thượng tá Phan Văn Phú-Bí thư Đảng ủy Công ty-cho hay: “Chúng tôi luôn xác định xây dựng vùng biên giới giàu mạnh sẽ góp phần tạo thế trận quốc phòng-an ninh vững chắc. Vì vậy, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh nhưng đơn vị luôn nỗ lực hết mình để giúp đỡ các địa phương nơi đứng chân xây dựng nông thôn mới. Công ty có 14 đội sản xuất kết nghĩa với 14 thôn, làng; 846 hộ công nhân người Kinh gắn kết với 846 hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Điểm nổi bật là Công ty đã triển khai phong trào “Hũ gạo gắn kết”, thu được hơn 120 tấn gạo để trợ cấp cho trên 4.000 lượt người”.

Lãnh đạo Công ty 72 tặng quà cho các đối tượng chính sách. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Lãnh đạo Công ty 72 tặng quà cho các đối tượng chính sách. Ảnh: Vĩnh Hoàng



Bên cạnh đó, để giúp trẻ em trên vùng biên giới có điều kiện học tập tốt hơn, Công ty đã đầu tư xây dựng 18 điểm trường với 26 lớp mẫu giáo, 18 lớp nhà trẻ thu hút 1.230 cháu, trong đó có 452 cháu người dân tộc thiểu số được hỗ trợ tiền ăn và các khoản đóng góp xây dựng trường. Công ty cũng đã đầu tư 10 tỷ đồng xây dựng Trường Mầm non 18-4 đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Hàng năm, Công ty còn hỗ trợ trên 900 triệu đồng cho việc mua sắm thiết bị dạy học và các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em. Công ty còn có 1 bệnh xá quân dân y phục vụ nhu cầu khám-chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn. Hàng năm, bệnh xá tổ chức khám và cấp thuốc miễn phí cho trên 3.000 lượt người dân với số tiền gần 200 triệu đồng. Ngoài ra, hàng năm, Công ty hỗ trợ giống, phân bón, thuốc trừ cỏ, ngày công và cày bừa cho người dân làng Tung, làng Sơn (xã Ia Nan), làng Bua (xã Ia Pnôn) và làng Trol Đeng (thị trấn Chư Ty) để sản xuất lúa nước với diện tích 60 ha; huy động hàng ngàn ngày công tổ chức nạo vét 3.000 m kênh mương dẫn nước, rào xung quanh cánh đồng lúa với 1.000 cọc bê tông và 4.200 m dây kẽm gai để giúp đỡ các làng phát triển sản xuất.
 

 VĨNH HOÀNG

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.