Kbang đổi mới truyền thông dân số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Xác định công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Kbang đã tập trung nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, từng bước giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên.
Nói về hiệu quả thực hiện chính sách DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện, bà Nguyễn Thị Huyền Trang-Phó Trưởng phòng DS Trung tâm Y tế huyện Kbang-cho biết: Trong số 14 xã, thị trấn trong huyện, có 2 xã Kông Lơng Khơng và Đak Hlơ là thực hiện hiệu quả nhất chính sách này khi có đến 99% chị em trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện biện pháp tránh thai hiện đại và không sinh con thứ 3.
Cấp phát tờ rơi chính sách dân số cho chị em trong độ tuổi sinh đẻ làng Mơ Tôn (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang). Ảnh: Đ.Y
Cấp phát tờ rơi chính sách dân số cho chị em trong độ tuổi sinh đẻ làng Mơ Tôn (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang). Ảnh: Đ.Y
Chị Đinh Thị Hlenh-cộng tác viên DS làng Mơ Tôn (xã Kông Lơng Khơng) chia sẻ: “Trước đây, chị em chưa nắm rõ chính sách DS-KHHGĐ nên việc tiếp cận, gặp gỡ và tuyên truyền gặp rất nhiều khó khăn. Được sự giúp đỡ trực tiếp của cán bộ chuyên trách DS xã về nội dung, phương pháp nên hoạt động truyền thông đã thuận lợi hơn, có sức thuyết phục hơn. Do đó, trong 5 năm trở lại đây, làng không có trường hợp sinh con thứ 3, tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai đạt 99%”. Còn chị Đinh Thị Síu thì đúc kết: “Sinh ít con thì mẹ khỏe, con ngoan, gia đình có điều kiện phát triển kinh tế”. 
Trao đổi với P.V, bà Trần Thị Ngọc Anh-cán bộ chuyên trách DS Trạm Y tế xã Kông Lơng Khơng-cho hay: Toàn xã có 1.126 hộ dân. Những năm qua, nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, công tác DS-KHHGĐ của xã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. “Chúng tôi duy trì chế độ giao ban, báo cáo hàng tháng, hàng quý đối với cộng tác viên; phối hợp với các hội, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đến từng gia đình nhằm tác động tích cực đến nhận thức của người dân về công tác DS-KHHGĐ. Khi tuyên truyền, chúng tôi cũng phổ biến Nghị định số 39 của Chính phủ, theo đó phụ nữ dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo đã sinh con thứ 2 nếu cam kết không sinh con thứ 3 sẽ được hỗ trợ 2 triệu đồng. Nếu tiếp tục sinh con thứ 3 sẽ bị thu hồi số tiền đó để hỗ trợ cho gia đình khác. Với cách thức thưởng, phạt rõ ràng, chính sách này đã góp phần thay đổi nhận thức của nhiều gia đình vùng sâu”.
Còn theo bà Lê Thị Thùy Trang-cán bộ chuyên trách DS Trạm Y tế xã Đak Hlơ, ngoài thường xuyên tuyên truyền về giảm tỷ lệ sinh và sinh con thứ 3 trở lên; giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; giảm tỷ lệ mang thai vị thành niên, Trạm Y tế xã còn tăng cường xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ sức khỏe sinh sản-KHHGĐ. Từ năm 2020, Trạm chỉ cấp miễn phí thuốc tránh thai và đặt vòng, những phương tiện tránh thai khác như: tiêm thuốc tránh thai, que cấy... phải trả phí. Nhưng với sự thay đổi nhận thức, chị em phụ nữ đã chủ động thực hiện KHHGĐ. Nhờ đó, tỷ lệ sinh con thứ 3 trên địa bàn xã giảm đáng kể; tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 100%.
Tuy nhiên, hiện nay, một số gia đình vẫn vi phạm chính sách DS. Nguyên nhân là do ý thức người dân chưa cao; địa bàn rộng, dân cư phân bố không đồng đều, giao thông khó khăn gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tuyên truyền. Đây cũng là lý do khiến người dân ngại ra trạm y tế xã để được tư vấn, cấp phát, hướng dẫn sử dụng các biện pháp tránh thai. Trước thực trạng đó, theo Phó Trưởng phòng DS Trung tâm Y tế huyện Kbang, huyện sẽ đúc rút kinh nghiệm từ 2 xã thực hiện hiệu quả chính sách DS để nhân rộng ra các xã khác. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông vận động, giáo dục thay đổi hành vi như: tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh; truyền thông trực tiếp tại các hộ dân hoặc thông qua các hội nghị, đoàn thể, sinh hoạt câu lạc bộ…
Bà Nguyễn Thị Huyền Trang-Phó Trưởng phòng DS Trung tâm Y tế huyện Kbang: “Cần đẩy mạnh các hoạt động truyền thông cho trẻ vị thành niên, thanh niên, người chưa kết hôn, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, các nhóm dân số đặc thù. Lựa chọn nội dung và hình thức truyền thông phù hợp với lứa tuổi, ở thị trấn, nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt là tuyên truyền Nghị định 39 của Chính phủ để khuyến khích các gia đình thực hiện sinh đẻ có kế hoạch”.
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.