Niềm vui từ cầu suối Đục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cây cầu bắc qua suối Đục, nối liền tuyến đường từ thị trấn Ia Kha vào xã Ia Pếch (huyện Ia Grai) đang được đẩy nhanh tiến độ thi công để hoàn thiện những hạng mục cuối cùng. Chứng kiến cây cầu dần thành hình, người dân xã Ia Pếch và vùng lân cận rất vui mừng.
    Cầu suối Đục đang hoàn thiện những hạng mục cuối cùng. Ảnh: P.V
Cầu suối Đục đang hoàn thiện những hạng mục cuối cùng. Ảnh: P.V

Ông Nguyễn Đức Thừa-Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Ia Grai: “Công trình đang đi vào giai đoạn hoàn thiện những phần việc cuối cùng. Hiện chúng tôi tập trung đôn đốc thi công, giám sát chặt chẽ để cầu hoàn thành trong tháng 2-2020”.

Con đường liên xã từ thị trấn Ia Kha vào xã Ia Pếch dài hơn 10 km nhưng đường đi khá vòng vèo với nhiều đoạn dốc uốn lượn. Để vào trung tâm xã, người dân phải đi qua 2 cây cầu tràn qua suối Ia Năng và suối Đục (hay còn gọi là suối Ia Châm). Trong đó, cầu tràn qua suối Đục nằm dưới chân 2 con dốc cao, mùa mưa nước lũ dâng tràn khiến việc đi lại của người dân, đặc biệt là các em học sinh gặp nhiều nguy hiểm. Trò chuyện cùng chúng tôi, bà Phạm Thị Kim Tuyến-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Pếch-chia sẻ: “Tôi công tác tại xã đã được 10 năm. Mỗi ngày tôi đều đặn đi xe máy từ thị trấn vào đây làm việc. Cứ đến mùa mưa là tôi lại lo nơm nớp khi đi qua cầu suối Đục bởi nước lũ tràn qua mặt cầu, đi lại rất khó khăn. Hai bên cầu là 2 con dốc cao, trời mưa bùn đất tràn ra khiến đường trơn trượt nguy hiểm. Không ít lần tôi phải nhờ thanh niên đưa xe qua cầu giúp. Bây giờ cây cầu mới sắp hoàn thành, tôi và bà con ai cũng phấn khởi”.
Công trình cầu suối Đục là hợp phần nằm trong Dự án đường liên xã thị trấn Ia Kha đi xã Ia Pếch với tổng kinh phí đầu tư hơn 9 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách của tỉnh. Cầu được xây dựng với kết cấu 1 nhịp dài 33 m, bề rộng mặt cầu 8 m và cao độ từ chân cầu lên mặt cầu là 8 m. Công trình được khởi công từ tháng 8-2018, đến nay đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng. Hiện tại, người dân có thể lưu thông trên cây cầu mới. Đơn vị thi công đang tích cực hoàn thiện phần đường hai bên đầu cầu và các công trình phụ trợ khác như: taluy, lan can, hệ thống cọc tiêu, biển báo, tường hộ lan…. Ngoài ra, dự án còn có nhiệm vụ thi công tuyến đường trải nhựa dài hơn 12 km nối liền xã Ia Pếch với thị trấn Ia Kha thay thế cho con đường hư hỏng, xuống cấp trước đây.
Chứng kiến cây cầu dần hoàn thiện, ông Siu Hleo (làng O Sơr-Nang Glong) bày tỏ: “Mùa mưa này đi lại không còn sợ nước lũ nữa rồi. Tụi nhỏ cũng sẽ đi học đều đặn hơn. Bà con đi làm rẫy, mua bán cũng thuận tiện. Hồi còn cầu cũ, mùa mưa nước lớn tràn qua không ai dám đi cả vì sợ bị cuốn trôi”. Cùng chung niềm vui, ông Rơ Lan Hyip (làng O Pếch) tâm sự: “Trước cũng có người bị cuốn trôi ở cầu này rồi. Bây giờ, cầu được nâng cao lên, không sợ nước tràn qua nữa. Đường sá cũng được sửa sang, trải nhựa nên đi lại dễ dàng, chúng tôi phấn khởi lắm”.
PHƯƠNG VI

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.
Thăm vườn nho hữu cơ ở Ia Grai

Thăm vườn nho hữu cơ ở Ia Grai

(GLO)- Cách TP. Pleiku chừng 15 km, vườn nho Gia Lai (ở tổ dân phố 7, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) của anh Đặng Đại Dương đã bắt đầu cho thu hoạch những lứa quả đầu tiên và đón khách đến tham quan, trải nghiệm.