Điểm sáng xây dựng trường chuẩn quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (thị trấn Chư Prông, Gia Lai) là đơn vị duy nhất của huyện Chư Prông đến thời điểm này đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Để có được thành tích ấy là cả một quá trình phấn đấu không mệt mỏi của thầy và trò nhà trường.
Năm học 2019-2020, Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai có 29 lớp với 1.024 học sinh. Trong số này có 5 lớp học sinh dân tộc thiểu số. Hiện nay, cơ sở vật chất của trường được đầu tư xây dựng tương đối hiện đại với 29 phòng học có bảng chống lóa, 1 nhà chức năng, 1 thư viện trong nhà, 1 thư viện ngoài trời, 1 phòng sinh hoạt Đội và 1 phòng y tế. Nhà trường hiện có 44 cán bộ, giáo viên và nhân viên; trong đó, 37 người có trình độ đại học, 3 người trình độ cao đẳng, 3 người trình độ trung cấp và 1 nhân viên hợp đồng.
  Một giờ học của các em học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (thị trấn Chư Prông). Ảnh: V.H
Một giờ học của các em học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (thị trấn Chư Prông). Ảnh: V.H
Những năm qua, chất lượng dạy và học của Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai luôn đứng trong tốp đầu của huyện. Năm học 2018-2019, trường có 1 giáo viên giỏi cấp tỉnh, 16 giáo viên giỏi cấp huyện, còn lại đều là giáo viên giỏi cấp trường. Để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, đội ngũ giáo viên nơi đây đã có nhiều sáng kiến đổi mới phương pháp dạy và học. Năm học vừa qua, trường có 36 đề tài nghiên cứu, trong đó có 16 đề tài cấp huyện. Hàng năm, trường có hơn 80% học sinh xếp loại xuất sắc trong học tập và rèn luyện.
Để đạt được hiệu quả đó, cô Lê Thị Kim Oanh-Hiệu trưởng nhà trường-cho biết: Ngay từ đầu năm học, trường đã phát động rộng rãi phong trào thi đua trên tất cả các mặt công tác, trong đó lấy nâng cao chất lượng dạy và học làm trung tâm. Một trong những khâu trọng yếu mà nhà trường tập trung thực hiện là củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá. Đồng thời, nhà trường đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy-cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Cùng với đó, nhà trường còn tổ chức và tham gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên; thường xuyên dự giờ, thăm lớp, kiểm tra sư phạm nhà giáo để đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy.
Bên cạnh đó, xác định nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, năm học 2019-2020, nhà trường đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, lấy chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục làm cơ sở để dạy học. Giáo viên chủ động thiết kế bài giảng linh hoạt, khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động của giáo viên và học sinh; chú trọng công tác phụ đạo học sinh yếu, đồng thời kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo khách quan, thống nhất.
Nét nổi bật trong hoạt động của Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai đó là việc đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ tốt hơn nhu cầu học tập, vui chơi của các em học sinh. Hiện nay, trường có 1 điểm trường ở làng Phìn, cách trường trung tâm 3 km. Để nâng cao chất lượng dạy-học và tạo thuận lợi cho giáo viên, học sinh, nhà trường đã đầu tư hơn 40 triệu đồng để đào giếng nước và sửa chữa nhà vệ sinh. Cùng với đó, từ việc tiết kiệm chi thường xuyên và các hoạt động khác, nhà trường cũng đã đầu tư gần 100 triệu đồng để xây dựng thư viện ngoài trời nhằm giúp các em học sinh có nơi đọc sách và vui chơi bổ ích.
Hiện nay, chi bộ nhà trường có 21 đảng viên. Trong buổi sinh hoạt chi bộ hàng tháng, ngoài triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết về công tác chính trị, chi bộ cũng luôn quan tâm chỉ đạo nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Chi bộ đưa ra những chủ trương, biện pháp bám vào nhiệm vụ đầu năm, đồng thời đề ra những giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt là giúp các em học sinh dân tộc thiểu số nhanh chóng tiến bộ.
Chia sẻ về những kết quả mà Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai đã đạt được trong thời gian qua, Hiệu trưởng nhà trường cho biết thêm: Để đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 2 là một sự nỗ lực rất lớn của đội ngũ cán bộ, giáo viên và các em học sinh. Ngoài ra có sự chung tay của cộng đồng xã hội, đặc biệt là các bậc phụ huynh. Chúng tôi luôn xác định vai trò quan trọng của gia đình, nhà trường và xã hội nếu phối hợp tốt thì công tác dạy và học sẽ đạt được những kết quả tích cực.
 THIÊN THANH

Có thể bạn quan tâm

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

(GLO)- Cùng với việc UBND tỉnh Gia Lai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai ở một số khu vực sạt lở nguy hiểm trên địa bàn huyện Ia Pa, dự án xây bờ kè chống sạt lở cũng được triển khai nhằm ổn định đời sống người dân.
Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đặng Phan Chung tặng quà cho bà Nguyễn Thị Sự (dân công hỏa tuyến, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện). Ảnh: Vũ Chi

Thăm, tặng quà thân nhân, chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa

(GLO)- Ngày 2-5, đoàn công tác do ông Đặng Phan Chung-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình thân nhân, chiến sĩ Điện Biên trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa.
Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.