Tuyển sinh đầu cấp: Trường công lập "hạ nhiệt"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mùa tuyển sinh đầu cấp năm học 2019-2020 trên địa bàn tỉnh vừa kết thúc cuối tuần qua. Theo ghi nhận của P.V, những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế từng đơn vị đã góp phần giảm áp lực cho mùa tuyển sinh năm nay.
Công tác xét tuyển vào lớp 10 trên địa bàn toàn tỉnh nhiều năm nay được giữ nguyên theo nguyên tắc lấy điểm từ cao xuống thấp (trừ Trường THPT chuyên Hùng Vương đã tổ chức thi tuyển đầu vào hồi cuối tháng 6). Là đơn vị có điểm xét tuyển cao nhất tại TP. Pleiku, Trường THPT Phan Bội Châu đã hoàn thành công tác xét tuyển với 540 chỉ tiêu. Thí sinh có số điểm cao nhất xét tuyển vào trường là 41,05, thấp nhất là 37 điểm. Thầy Cao Xuân Hà-Hiệu trưởng nhà trường-cho biết: “Sau 3 ngày tổ chức xét tuyển, nhà trường đã thu nhận hồ sơ vượt chỉ tiêu. Chúng tôi tiến hành xét điểm, công khai chỉ tiêu tuyển sinh, công bố danh sách trúng tuyển hàng ngày để học sinh, phụ huynh tiện theo dõi vị trí hồ sơ của mình; đồng thời trả lại những hồ sơ không đảm bảo yêu cầu từ sớm để phụ huynh và học sinh lựa chọn trường phù hợp”.
  Các trường công khai chỉ tiêu tuyển sinh, niêm yết danh sách hàng ngày  để phụ huynh, học sinh tiện theo dõi.     Ảnh: N.G
Các trường công khai chỉ tiêu tuyển sinh, niêm yết danh sách hàng ngày để phụ huynh, học sinh tiện theo dõi. Ảnh: N.G
Anh Hoàng Đình Hoàng (phường Ia Kring) nộp hồ sơ cho con vào Trường THPT Phan Bội Châu cho biết: “Con tôi đạt 37 điểm nên những ngày đầu rất hồi hộp vì số hồ sơ điểm cao vẫn liên tục được nộp vào. Tuy nhiên, nhờ nhà trường cập nhật thường xuyên tình hình tuyển sinh nên phụ huynh chúng tôi có điều kiện theo dõi, khi thấy hồ sơ không đủ tiêu chuẩn thì chuyển nộp vào những trường khác chưa đủ chỉ tiêu”.
Kiểm tra công tác tuyển sinh vào lớp 10 tại TP. Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và huyện Chư Sê, ông Võ Văn Tiên-Phó Chánh thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo-đánh giá: “Các trường đã thực hiện đúng phương thức tuyển sinh với chỉ tiêu được giao. Nhiều trường nằm trong quy định tuyển sinh tại các địa bàn giáp ranh (để học sinh thuận tiện đi lại) cũng đã thực hiện tốt khâu tuyển sinh, ví dụ như Trường THPT Nguyễn Trãi (thị xã An Khê) tiếp nhận đúng số hồ sơ của học sinh một vài xã của huyện Đak Pơ. Một số trường vùng khó khăn còn đưa ra nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ học sinh nghèo để thu hút các em đến trường, đảm bảo tuyển sinh đủ chỉ tiêu”.
Đối với công tác tuyển sinh đầu cấp Mầm non, Tiểu học và THCS, phương thức tuyển sinh được áp dụng là theo địa bàn dân cư nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, đưa đón con em của phụ huynh. Nhiều năm trước, TP. Pleiku luôn là “điểm nóng” mỗi mùa tuyển sinh nhưng năm nay công tác tuyển sinh đã được “hạ nhiệt”. Tại Trường THCS Nguyễn Du (phường Ia Kring)-một trong những trường tốp đầu về chất lượng giáo dục, để tạo sự công bằng và tuyển đúng đối tượng học sinh đang cư trú trên địa bàn, nhà trường đã chia các hồ sơ theo thứ tự ưu tiên. Thầy Nguyễn Công Hộ-Phó Hiệu trưởng nhà trường-cho biết: “Trường dành 3 buổi tiếp nhận hồ sơ có hộ khẩu thường trú chính thức trên địa bàn. Khi còn chỉ tiêu, chúng tôi mới tiếp tục tiếp nhận những trường hợp nhập gửi hộ khẩu và mới tách khẩu nhằm đảm bảo điều kiện học tập cho tất cả con em cư trú trên địa bàn”.
Tại Trường Tiểu học Chu Văn An (phường Tây Sơn), bên cạnh sắp xếp thứ tự ưu tiên về hộ khẩu thì năm học 2019-2020, nhà trường mở rộng mô hình bán trú cho 100% học sinh lớp 1 nên tình hình tuyển sinh rất thuận lợi. Thầy Lê Văn Phương-Hiệu trưởng nhà trường-nói: “Năm nay, nhà trường được giao chỉ tiêu 280 học sinh, biên chế thành 7 lớp. Những năm trước, trường thường gặp áp lực trong việc sắp xếp hồ sơ bán trú cho học sinh. Vì vậy, năm nay, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch mở rộng mô hình bán trú ngay từ đầu năm học trước để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh”.
Ông Nguyễn Đình Thức-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Pleiku-cho biết: “Theo báo cáo của các đoàn thanh-kiểm tra, công tác tuyển sinh tại các trường được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định. Lịch nộp hồ sơ theo thứ tự ưu tiên được các trường thông báo cụ thể đến phụ huynh nên không xảy ra tình trạng tập trung đông đúc, chen lấn. Cơ sở vật chất trường lớp trên địa bàn thành phố được bổ sung, hoàn thiện. Bên cạnh đó, việc các trường tư thục trên địa bàn ngày càng khẳng định uy tín, chất lượng giáo dục cũng là yếu tố giúp “hạ nhiệt” mùa tuyển sinh năm nay tại các trường công lập”. 
NGUYỄN GIANG

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.