Ngày mới ở Hneng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày này về xã Hneng (huyện Đak Đoa, Gia Lai) dễ dàng nhận thấy không khí rộn ràng khi cán bộ, nhân dân trên địa bàn hoàn thiện những phần việc cuối cùng để chuẩn bị cho lễ đón bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối tháng 3.
Khi người dân đồng lòng chung sức
Sinh sống hơn 20 năm tại thôn Châu Giang (xã Hneng), chứng kiến sự phát triển về mọi mặt đời sống xã hội nhưng ông Nguyễn Đình Tư không khỏi vui mừng khi những năm gần đây vùng đất này thay da đổi thịt thấy rõ. Những con đường được cứng hóa, đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân cũng như vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm. Giữa vùng đất sản xuất nông nghiệp trọng tâm là các loại cây công nghiệp dài ngày với bạt ngàn cao su, cà phê, nay đã có thêm nhiều hàng quán, cơ sở kinh doanh dịch vụ. “Các công trình phục vụ dân sinh cũng được đầu tư xây dựng bài bản, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân”-ông Tư phấn khởi cho hay. Cũng như ông Tư, người dân xã Hneng nhìn thấy sự phát triển rõ nét nhất là từ khi xã bắt tay vào triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.
Là một trong những người sát cánh cùng với chính quyền xã thường xuyên vận động, tuyên truyền đến người dân về chủ trương xây dựng NTM, ông Suyk-Trưởng thôn Kdập cho hay: “Trong thôn có đến 100/120 hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Khi chuẩn bị triển khai làm phần việc gì, thôn đều tổ chức để bà con tham gia góp ý. Từ đó, quá trình triển khai luôn được sự đồng tình, ủng hộ của người dân, các đơn vị kết nghĩa, nhờ vậy bà con sẵn sàng đóng góp tiền của, ngày công để xây dựng NTM như làm nhà ở cho các hộ khó khăn, làm cổng chào, đường liên thôn, hàng rào, giếng nước… 
  Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 234 (Quân đoàn 3) giúp người dân làm đường bê tông tại thôn Châu Giang, xã Hneng. Ảnh: V.T
Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 234 (Quân đoàn 3) giúp người dân làm đường bê tông tại thôn Châu Giang, xã Hneng. Ảnh: V.T
Ông Phạm Trung Nhân-Chủ tịch UBND xã Hneng-cho biết: “Khi bắt đầu triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, Đảng bộ, chính quyền xã Hneng luôn coi đây là nhiệm vụ quan trọng, là chương trình tổng thể mang tính lâu dài trong phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Trước hết, phải làm tốt công tác tuyên truyền để cả hệ thống chính trị và nhân dân nhận thức đúng và đầy đủ về xây dựng NTM, phải giúp người dân xác định chính họ là chủ thể của xây dựng NTM trên nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”, mọi việc làm phải dựa trên nguyện vọng chính đáng của nhân dân, phát huy tốt nhất vai trò của cộng đồng”. Nhờ đó, đến nay Hneng đã hoàn thành 19/19 tiêu chí trong bộ tiêu chí xây dựng NTM.
Nâng cao chất lượng các tiêu chí
Qua 4 năm triển khai, tổng kinh phí thực hiện chương trình hơn 113 tỷ đồng với khối lượng lớn các hạng mục công trình được hoàn thành phục vụ cho đời sống sản xuất, sinh hoạt của người dân. Từ đây, chương trình xây dựng NTM ở xã Hneng đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ như: nhận thức của người dân được nâng lên, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy; kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, nhà văn hóa được quan tâm đầu tư; cảnh quan môi trường nông thôn được cải thiện. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng cũng phát triển mạnh; chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao; công tác chăm sóc sức khỏe được quan tâm, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế tăng đều qua từng năm. Bên cạnh đó, hệ thống chính trị cơ sở không ngừng được củng cố và phát huy sức mạnh tổng hợp.
Theo ông Phạm Trung Nhân, kết quả này mới là bước đầu. Xã luôn xác định mục tiêu của xây dựng NTM là nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, làm cho bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới, vì vậy các tiêu chí vẫn phải tiếp tục được nâng cao. Trong lộ trình xây dựng NTM, tiêu chí về thu nhập được đặc biệt quan tâm. Xã Hneng hiện có 5 thôn, trong đó 2 thôn đồng bào dân tộc thiểu số (Kdập và Krun), 3 thôn kinh tế mới là Tam Điệp, Cẩm Bình, Châu Giang. Thu nhập của người dân phần lớn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp; do đó, cùng với sự hỗ trợ, lồng ghép các chương trình, xã đã vận động nhân dân liên kết sản xuất để phát triển theo hướng hàng hóa, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, hình thành các mô hình sản xuất có hiệu quả như mô hình trồng nấm, liên kết sản xuất cà phê với Công ty TNHH Nestlé Việt Nam, liên kết chăn nuôi heo và gà với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam… Đến nay, thu nhập bình quân đầu người xã Hneng đạt trên 37,3 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 47 trên tổng số 77 hộ.
Theo Chủ tịch UBND xã Hneng, xã sẽ tiếp tục duy trì, củng cố và kiện toàn 19/19 tiêu chí đã đạt được. “Mục tiêu đến năm 2020 sẽ nâng cao tỷ lệ hoàn thiện các tiêu chí như: tiếp tục xây dựng mới và nâng cấp các tuyến giao thông trên địa bàn đạt tỷ lệ cứng hóa từ 85% trở lên; nâng số nhà đạt tiêu chuẩn lên 85%; thu nhập bình quân đầu người đạt 42 triệu đồng/năm;  tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 1% trở lên; 100% cán bộ, công chức đạt chuẩn theo quy định…”-ông Nhân nêu quyết tâm.
 THẢO NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.