Pờ Tó, xã 'thần đèn ' với những căn nhà sàn biết đi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cả nước mình, xưa nay hễ cần so sánh nơi nào với chỗ xa xôi hẻo lánh nhất, nhiều người vẫn thường gọi là đó là 'hóc Pờ Tó', dù không biết Pờ Tó ở đâu. Pờ Tó chính là đây, một xã căn cứ Cách mạng thời chiến, nằm dọc đường Trường Sơn Đông, thuộc huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai, cách thành phố 'Pleiku má đỏ môi hồng' khoảng 110 km.
 
Muốn tách làng, đồng bào Bana thường khiêng cả căn nhà sàn đi
 
Dời nhà ra làng mới
Ông Lê Trọng Nam Chủ tịch UBND xã cho biết: Pờ Tó hơn 7000 dân, 2/3 là đồng bào dân tộc thiểu số, hầu hết là người Bana, kế đến J’rai, Tày ... Người Bana sống hiền hòa, thong dong, “có bao nhiêu vui bấy nhiêu”, chẳng ai bận tâm phấn đấu làm giàu. Đất đai rộng lớn, sông suối chảy quanh nhưng thôn làng cứ nghèo khó mãi.
 
Bộ đội về làng giúp dân
Mấy năm nay, nhờ có chương trình Nông thôn mới, xã mới có điều kiện cải trang các làng cũ quá chật chội, ô nhiễm. Bi Dông có 160 nhà, thì 27 nhà tu sửa, 44 nhà phải tách ra, khiêng qua điểm làng mới.
 
Bộ đội Tiểu đoàn 21 về xã làm gương, lội thẳng vào sình lầy trộn lẫn phân trâu bò lưu cữu lâu năm dưới các gầm sàn để khiêng nhà đi.
 
Đồng bào thấy thế mới tích cực làm theo. Có những tòa nhà lớn cần tới gần 200 người mới khiêng đi nổi, nên phải tổ chức rất bài bản, khoa học, mới khớp lệnh nhịp nhàng được.
 
Huyện 9 xã, thì kế hoạch mỗi xã một năm di dời 1 làng. Xã Pờ Tó năm rồi lo xong làng Bi Dông, năm sau sẽ tới lượt làng Bi Da. Anh Đặng Văn Long-Chỉ huy trưởng quân sự xã Pờ Tó cho biết đồng bào Bana sống đoàn kết, hễ có việc cần ở đâu là cả làng đều xúm nhau làm, nên việc khó mấy rồi cũng xong.
 
“Khiêng nhà qua nơi ở mới là cách làm truyền thống của đồng bào Bana. Còn tổ chức khiêng sao cho an toàn là trách nhiệm của xã. Năm tới làng Bi Da với tổng số 120 hộ, xã cũng sẽ tổ chức khiêng mấy chục nhà đi. ”- Ông Nam cho biết.
 
Ông Lê Trọng Nam Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã Pờ Tó
 
Và cứ thế, tại Pờ Tó, thời nay vẫn có những thôn làng mới mọc lên từ những đôi vai và tình đoàn kết của cả cộng đồng
Hoàng Thiên Nga (Tiền Phong)

Có thể bạn quan tâm

Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.