Đậm đà món don Quảng Ngãi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có những món ăn chỉ nghe tên cũng có thể hình dung ra hương vị nhưng cũng có món dù nhắc đi nhắc lại bao nhiêu lần, người ta cũng chẳng tưởng tượng nổi hình thù, nguồn gốc của chúng ra sao. Don - đặc sản chỉ có ở Quảng Ngãi là một trong những món ăn như vậy.



Con don là loài nhuyễn thể gần giống với hến, vỏ có hai mảnh hình dẹt và dài chỉ khoảng 1 cm, bên trong phần thịt có màu trắng đục và tua xung quanh. Don có ở sông Trà Khúc và sông Vệ nhưng phần lớn tập trung ở sông Trà Khúc. Đặc biệt, do đặc điểm dòng nước khác nhau nên con don chỉ sinh sống phần lớn ở đoạn chảy qua xã Nghĩa Hòa, Nghĩa Phú (TP Quảng Ngãi - đoạn gần cuối nguồn dòng sông), còn những nơi khác hầu như không có hoặc rất ít.

Thường vào mùa khô hạn (khoảng từ tháng 4 đến tháng 9 hằng năm), người dân xung quanh hai con sông trên mới vào mùa cào don. Do sống vùi trong cát nên việc cào don rất cực khổ với người dân nơi đây, đặc biệt là những hôm gặp nước lớn, người cào phải ngâm mình trong nước.

Don khi được cào về sẽ được chà vỏ, rửa thật sạch, ngâm cho nhả hết cát, rồi đun nước luộc cho đến khi há miệng. Sau đó, tách riêng phần nước luộc don và con don, dùng đũa khuấy đều cho phần thịt rớt ra khỏi vỏ. Sau khi đã tách vỏ, phần thịt bỏ vào nước luộc don nấu lại, tùy khẩu vị mà nêm nếm cho vừa miệng, nhưng nhất thiết phải có một chút cay the từ ớt để tăng độ kích thích. Món don sau khi chế biến xong chỉ gồm một tô nước có màu trắng đục, trong có chứa nhiều con don nhỏ xíu. Để thêm món ăn được đậm đà, tô don nhất thiết phải có ít hành tây thái mỏng và một ít bánh tráng sống hoặc chín tùy theo sở thích. Khi nhận tô don nóng hổi bốc khói, du khách dằm thêm trái ớt hiểm, đơn giản vậy nhưng đi sâu vào tâm trí của mỗi người con Quảng Ngãi khi xa quê hương.


 

Theo những bậc cao niên, ngày xưa món don chỉ thịnh hành ở những vùng quê nghèo khó và thường được những phụ nữ luống tuổi quảy gánh đi bán dạo cho những người lao động cực khổ vào lúc xế, chiều. Có lẽ chính vì cuộc sống cơ cực, nghèo khó đó mới có món don, bởi vậy khi nhắc đến món này, nhiều người dân Quảng Ngãi hình dung đó là món ăn dân dã, nóng hổi, cay nồng như chính hơi thở, cuộc sống cực khổ của con người nơi đây...

Ngày nay, khi đi ngang qua Quảng Ngãi, du khách có thể thưởng thức món don ở nhiều hàng quán khắp nơi. Có nơi don được bán từ trưa đến tối với giá khoảng 15.000 đồng/tô. Còn ở những thành phố lớn như Đà Nẵng, TP HCM... món don cũng được bày bán nhưng rất ít địa điểm và không còn giữ được vị tươi ngon của don, không còn "mùi" hơi thở, "mùi" cuộc sống khổ cực của chính món don Quảng Ngãi.

Với những hương vị mang nét rất riêng, món don Quảng Ngãi đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là 1 trong 4 sản vật Quảng Ngãi. Don và cá bống sông Trà cũng nằm trong số 50 món đặc sản nổi tiếng Việt Nam.

Theo Tử Trực (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 chứng kiến nắng nóng gay gắt như đổ lửa trải dài từ Bắc vào Nam, nên những bãi biển mát lạnh hay vùng núi cao ngập cây xanh trở thành ưu tiên của nhiều gia đình đi chơi dịp này với quan điểm: Du lịch là phụ, trốn nóng là chính.
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.
Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

(GLO)- Từ trên cao, cánh đồng Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) đẹp tựa như một bức tranh. Dưới ánh hoàng hôn, từng thửa ruộng ánh lên sắc màu ấm áp, bình yên. Mời các bạn cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của nơi này qua góc máy của tác giả Phạm Quý.
Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

(GLO)- Vào những chiều hè nắng rực, khi ánh hoàng hôn dần buông soi chiếu xuống mặt nước, hồ Ia Mua (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành một tấm gương khổng lồ, tạo nên khung cảnh yên bình và lãng mạn.