Tận dụng ưu thế để phát triển du lịch cộng đồng Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từng đến với Gia Lai nhiều lần, bà Phan Thị Thu Minh-Phó Chủ tịch Thường trực Hội Du lịch Cộng đồng Việt Nam (VCTC) đã có những chia sẻ về định hướng phát triển loại hình du lịch cộng đồng (DLCĐ) vốn là tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
* Bà có thể chia sẻ vài nhận định về du lịch Gia Lai?
- Bà PHAN THỊ THU MINH: Gia Lai là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh cùng những nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số bản địa. Đây còn là cái nôi của không gian văn hóa cồng chiêng được UNESCO công nhận là “Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”... Tất cả làm nên sự hấp dẫn của vùng đất đỏ bazan khiến ai cũng mong được một lần đến và trải nghiệm. Có thể thấy Gia Lai đang tập trung mọi nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, hình thành các điểm du lịch văn hóa-sinh thái, DLCĐ hấp dẫn. Tuy nhiên, do cách xây dựng các sản phẩm du lịch chưa thật sự độc đáo nên hiện nay các loại hình du lịch chưa phát triển đúng tầm.
* Đã có nhiều chuyến khảo sát điểm đến tại Gia Lai, theo bà đâu là định hướng để tỉnh nhà tập trung phát triển DLCĐ bền vững, đồng thời không đánh mất bản sắc?
 L.àng Ốp (TP. Pleiku) đang được xây dựng thành làng du lịch cộng đồng.  Ảnh: ĐỨC THỤY
L.àng Ốp (TP. Pleiku) đang được xây dựng thành làng du lịch cộng đồng. Ảnh: ĐỨC THỤY
- Bà PHAN THỊ THU MINH: Theo kế hoạch UBND tỉnh Gia Lai đã phê duyệt, trong năm 2019, tỉnh sẽ tập trung đầu tư, xây dựng sản phẩm DLCĐ tại các làng gồm: Làng kháng chiến Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang), làng Ốp (TP. Pleiku), làng Kép (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah), làng Kon Mahar, làng Kon Pơdram (xã Hà Đông, huyện Đak Đoa), làng Vai Viêng (xã Ayun, huyện Mang Yang), làng Nú (xã Ia Khai, huyện Ia Grai), làng nghề truyền thống xã Glar (huyện Đak Đoa). Để phát triển DLCĐ cần phải song song phát triển du lịch văn hóa tâm linh lễ hội, có như vậy mới giữ được những bản sắc đặc trưng của từng vùng miền.
Mô hình DLCĐ là mục tiêu phát triển du lịch bền vững mà tỉnh Gia Lai hướng tới nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển du lịch gắn với công tác giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân. Song điều quan trọng là cần hướng dẫn người dân cách làm du lịch nhưng vẫn giữ gìn và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Đặc biệt là không được lai tạp trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa, làm mất đi giá trị cốt lõi thực sự.
Đối với phát triển sản phẩm cần tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, có thế mạnh nổi trội. Ưu tiên phát triển DLCĐ gắn với du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm. Tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa công tác xúc tiến quảng bá du lịch theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm tiêu điểm. Các chương trình, chiến dịch quảng bá cần được triển khai tập trung vào các nhóm thị trường ưu tiên. Tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng dịch vụ, kết cấu hạ tầng...
* Được biết, các tour khởi hành hàng tuần của một số địa phương sẽ được bán chung trên trang vnctc.com. Du lịch Gia Lai làm thế nào để kết nối, tương tác với Hội cũng như các đơn vị lữ hành trong và ngoài nước?
- Bà PHAN THỊ THU MINH: Một trong những tiêu chí của VCTC là “Hỗ trợ xây dựng và quảng bá sản phẩm dịch vụ đặc trưng của các đơn vị trong Hội theo tỉnh thành, theo vùng miền và theo phân loại chất lượng sản phẩm”. Mỗi doanh nghiệp có những thế mạnh riêng về sản phẩm dịch vụ đặc trưng để cùng gom lại, đưa lên trang vnctc.com bán cho khách du lịch. Với những đơn vị làm dịch vụ tour tại Gia Lai, để kết nối và tương tác thì phải trở thành thành viên chính thức của VCTC.
Hội Du lịch Cộng đồng Việt Nam cũng như doanh nghiệp của tôi là Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Du lịch Hoàng Anh sẵn sàng phối hợp cùng các doanh nghiệp tại tỉnh hỗ trợ đẩy bán sản phẩm tour hàng ngày, hàng tuần, tour đặc trưng riêng, tour liên tuyến. Bản thân doanh nghiệp chúng tôi cũng đang định hình các sản phẩm du lịch Gia Lai để triển khai bán cho khách hàng.
* Xin cảm ơn bà!
VÕ THANH THẢO (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 chứng kiến nắng nóng gay gắt như đổ lửa trải dài từ Bắc vào Nam, nên những bãi biển mát lạnh hay vùng núi cao ngập cây xanh trở thành ưu tiên của nhiều gia đình đi chơi dịp này với quan điểm: Du lịch là phụ, trốn nóng là chính.
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.
Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

(GLO)- Từ trên cao, cánh đồng Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) đẹp tựa như một bức tranh. Dưới ánh hoàng hôn, từng thửa ruộng ánh lên sắc màu ấm áp, bình yên. Mời các bạn cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của nơi này qua góc máy của tác giả Phạm Quý.
Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

(GLO)- Vào những chiều hè nắng rực, khi ánh hoàng hôn dần buông soi chiếu xuống mặt nước, hồ Ia Mua (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành một tấm gương khổng lồ, tạo nên khung cảnh yên bình và lãng mạn.