Nên ăn loại đạm nào để được sống thọ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khoa học đã phát hiện, bạn có thể kéo dài tuổi thọ của mình bằng cách chọn đúng loại đạm để ăn.

Không nên ăn quá 2 - 3 khẩu phần thịt đỏ mỗi tuần. Ảnh: Shutterstock
Không nên ăn quá 2 - 3 khẩu phần thịt đỏ mỗi tuần. Ảnh: Shutterstock
Theo nhiều nghiên cứu, tiêu thụ “nguồn đạm thực vật" có thể làm giảm nguy cơ tử vong sớm đến 24%, theo Express.
Nghiên cứu nói gì?
Nghiên cứu, được đăng trên tạp chí y học JAMA Internal Medicine, đã theo dõi tuổi thọ của hơn 416.000 người trong khoảng thời gian 16 năm.
Kết quả đã cho thấy, thay thế trứng và thịt đỏ bằng đạm thực vật là cách để kéo dài tuổi thọ.
Đạm thực vật bao gồm đậu, các loại hạt và ngũ cốc thô. Thậm chí chỉ cần kết hợp một lượng nhỏ của những thứ này vào chế độ ăn uống là đã có thể kéo dài tuổi thọ, theo Express.
Cụ thể, chỉ cần thay thế một phần nhỏ đạm động vật bằng đạm thực vật, là đã có thể giảm đến 24% nguy cơ tử vong ở nam giới và giảm đến 21% nguy cơ tử vong ở nữ giới.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí y khoa Anh BMJ, đã phân tích tổng hợp kết quả của 32 nghiên cứu về lượng đạm tiêu thụ của hơn 715.000 người, đã đưa ra kết luận: Chỉ thay thế 3% nguồn đạm động vật như thịt, gia cầm, cá hoặc sữa - bằng đạm thực vật là đã có thể giúp bạn sống lâu hơn.
Cụ thể là chỉ cần chuyển đổi 3% từ đạm động vật sang đạm thực vật là đã có thể giảm 10% tỷ lệ tử vong do bệnh tật trong 16 năm, theo Express.
Từ bằng chứng này, các nhà nghiên cứu đã tính toán rằng chỉ cần thêm 3% đạm thực vật là đã có thể giảm 5% nguy cơ tử vong sớm trong cả đời.
Nguy cơ sức khỏe khi tiêu thụ đạm từ thịt đỏ
Tiến sĩ Frank B. Hu, thành viên của Học viện Y khoa Quốc gia Hoa kỳ, kiêm Giáo sư Y khoa tại Trường Y Harvard (Mỹ), khuyến cáo mọi người không nên ăn nhiều thịt đỏ.
Nguyên nhân là do tiêu thụ nhiều thịt đỏ dẫn đến:
Bệnh tim
Bệnh ung thư
Bệnh tiểu đường
Tử vong sớm.
Tối đa nên ăn bao nhiêu thịt đỏ?
Tiến sĩ Frank B. Hu nói rằng "không nên ăn quá 2 - 3 khẩu phần thịt đỏ mỗi tuần", theo Express.
Dù thịt đỏ chứa nhiều chất đạm, vitamin B12, kẽm, sắt và selen, tiến sĩ Hu chỉ ra rằng cũng có thể hấp thụ những chất này từ những loại thực phẩm khác.
Ông nói: “Có thể nhận được số lượng tương tự - và thậm chí còn nhiều hơn - từ thịt gia cầm, cá, trứng và các loại hạt, và bằng cách tuân theo một chế độ ăn uống dựa trên thực vật”.
Tại sao nên ăn các loại đậu, hạt và ngũ cốc thô?
Phòng khám Mayo Clinic tuyên bố rằng ăn các loại hạt có thể làm giảm mức cholesterol xấu và chất béo trung tính.
Ngoài ra, việc tiêu thụ các loại hạt có thể cải thiện niêm mạc động mạch, giảm mức độ viêm - dẫn đến bệnh tim và có thể giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
Các loại hạt chứa đầy protein, và chất béo không bão hòa, a xít béo omega-3, chất xơ, vitamin E, sterol thực vật, L-arginine.

Nên ăn khoảng 4 nắm hạt không tẩm muối mỗi tuần. Ảnh: Shutterstock
Nên ăn khoảng 4 nắm hạt không tẩm muối mỗi tuần. Ảnh: Shutterstock
Nhưng vì các loại hạt có hàm lượng calo cao, nên không nên tiêu thụ nhiều. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị nên ăn khoảng 4 nắm hạt không tẩm muối mỗi tuần.
Các loại hạt tốt cho tim nhất là quả óc chó, hạt hạnh nhân, hạt mắc ca, hạt dẻ.
Các loại đậu chứa a xít amin, là "khối xây dựng protein mà cơ thể sử dụng để chữa lành". Chúng rất giàu chất chống ô xy hóa và giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ ung thư và giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Đối với ngũ cốc nguyên hạt, chất dinh dưỡng giàu chất xơ này cũng rất hữu ích để kiểm soát lượng đường trong máu và có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, từ đó có thể thúc đẩy giảm cân, theo Express.
Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.