Kính viễn vọng của NASA đã phát hiện ra không khí trên một hành tinh xa xôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Kính viễn vọng không gian James Webb của NASA đã phát hiện bằng chứng đầu tiên về không khí trên một hành tinh ngoài hệ mặt trời.

Kính viễn vọng không gian James Webb có thể làm được nhiều việc hơn là chụp những hình ảnh đáng kinh ngạc về vũ trụ. Đài quan sát thiên văn nổi trên quỹ đạo đã lần đầu tiên tìm thấy bằng chứng rõ ràng về carbon dioxide (CO2) trong bầu khí quyển của một hành tinh ở ngoài hệ mặt trời của chúng ta.

Theo đó, nó phát hiện ra khí CO2 trên WASP-39 b, một hành tinh khí khổng lồ quay quanh một ngôi sao cách chúng ta 700 năm ánh sáng, Engadget đưa tin.

Kính viễn vọng Hubble và Spitzer trước đây đã phát hiện hơi nước, natri và kali trong bầu khí quyển của hành tinh đó. Nhưng James Webb với khả năng hồng ngoại mạnh hơn và nhạy hơn đã có thể nhận ra cả dấu hiệu của carbon dioxide.

 

 Với sức mạnh công nghệ, kính viễn vọng James Webb đã tìm thấy khí CO2 ở một hành tinh xa xôi ngoài hệ mặt trời. Ảnh: NASA
Với sức mạnh công nghệ, kính viễn vọng James Webb đã tìm thấy khí CO2 ở một hành tinh xa xôi ngoài hệ mặt trời. Ảnh: NASA


"Hiểu được thành phần của bầu khí quyển của một hành tinh có thể giúp chúng tôi tìm hiểu thêm về nguồn gốc và quá trình hình thành của nó. Thành công của James Web b cung cấp bằng chứng cho thấy nó cũng có thể phát hiện và đo carbon dioxide trong bầu khí quyển mỏng hơn của các hành tinh đá nhỏ hơn trong tương lai”, đại diện NASA cho biết qua Twitter.

NASA trước đây đã công bố dữ liệu quang phổ mà kính viễn vọng này thu được từ WASP-96 b, một hành tinh khí ngoài hệ mặt trời, cách chúng ta khoảng 1.150 năm ánh sáng. Đài quan sát đã phát hiện "dấu hiệu rõ ràng của nước", cùng với mây mù và những đám mây, những thứ trước đây không được cho là tồn tại trên WASP-96 b.

Cũng trong tuần này, các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện ra một hành tinh cách chúng ta khoảng 100 năm ánh sáng mang tên TOI-1452 b. Nó được phát hiện với sự trợ giúp của Vệ tinh Khảo sát Ngoại hành tinh của NASA và các kính viễn vọng trên mặt đất chứ không phải James Webb, nhưng nó đáng được đài quan sát không gian quan tâm và quan sát kỹ hơn.

Các nhà nghiên cứu tin rằng nước có thể chiếm tới 30% khối lượng của TOI-1452 b, vốn được coi là "siêu Trái đất" vì nó lớn hơn Trái đất khoảng 70% và nó có thể có một "đại dương rất sâu".

Theo Anh Vũ (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.