Trung Quốc tiết lộ chương trình xây trạm vũ trụ năm 2022

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trung Quốc sẽ đưa thêm 3 phi hành gia lên trạm vũ trụ mới vào tháng 6 sau khi phi hành đoàn Thần Châu 13 vừa trở về sau 6 tháng trên quỹ đạo.
Phi hành gia trên trạm vũ trụ Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã
Phi hành gia trên trạm vũ trụ Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã
Phi hành đoàn Thần Châu 14 lên trạm vũ trụ trong 6 tháng
Phi hành đoàn tàu vũ trụ Thần Châu 14 sẽ dành 6 tháng trên trạm vũ trụ Thiên Cung để bổ sung 2 module cho trạm - Hao Chun, giám đốc Văn phòng Kỹ thuật Không gian có người lái Trung Quốc, thông tin trong cuộc họp báo ngày 17.4. 
Module lõi của trạm vũ trụ Thiên Cung được đưa vào hoạt động vào tháng 4.2021. Các kế hoạch kêu gọi hoàn tất xây dựng trạm vũ trụ này trong năm nay. 
Quan chức Trung Quốc nói rằng, khi gần kết thúc sứ mệnh phi hành đoàn Thần Châu 14, ba phi hành gia khác sẽ được đưa lên trạm vũ trụ trong sứ mệnh Thần Châu 15 với thời gian lưu lại trên trạm là 6 tháng. Hai phi hành đoàn này sẽ có cùng thời gian ở trên trạm Thiên Cung trong 3-5 ngày - đánh dấu lần đầu trạm vũ trụ của Trung Quốc có tới 6 phi hành gia cùng hoạt động. 
Ngày 16.4, phi hành đoàn Thần Châu 13 đã đáp xuống sa mạc Gobi ở vùng Nội Mông, phía bắc Trung Quốc. 
Trong sứ mệnh này, phi hành gia Trung Quốc Vương Á Bình đã thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên của một phụ nữ Trung Quốc. Phi hành gia Vương Á Bình, chỉ huy Trác Chí Cương và phi hành gia Diệp Quang Phú cũng giảng các bài học vật lý cho học sinh trung học.
Trung Quốc là quốc gia thứ 3 đưa các phi hành gia vào vũ trụ sau Liên Xô cũ và Mỹ. Thiên Cung là trạm vũ trụ thứ ba của Trung Quốc sau các trạm vũ trụ được phóng vào năm 2011 và 2016.

Tàu vũ trụ chở hàng Thiên Châu 2 rời module lõi của trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc ngày 27.3.2022. Ảnh: Tân Hoa Xã
Tàu vũ trụ chở hàng Thiên Châu 2 rời module lõi của trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc ngày 27.3.2022. Ảnh: Tân Hoa Xã
Chính phủ Trung Quốc thông báo năm 2020 rằng tàu vũ trụ có thể tái sử dụng đầu tiên của Trung Quốc đã hạ cánh sau một chuyến bay thử nghiệm nhưng chưa có hình ảnh hoặc thông tin chi tiết nào được công bố về tàu vũ trụ này. 
Chương trình vũ trụ Trung Quốc đã đưa phi hành gia đầu tiên lên quỹ đạo năm 2003, đáp robot xuống Mặt trăng năm 2013 và trên sao Hỏa vào năm 2021. Các quan chức Trung Quốc cũng đã thảo luận về khả năng đưa một phi hành đoàn đáp xuống Mặt trăng. 
Đưa 2 module lên trạm vũ trụ
Tân Hoa Xã thông tin ngày 17.4, trong năm nay, 2 module thí nghiệm Vấn Thiên và Mộng Thiên sẽ được Trung Quốc đưa lên trạm vũ trụ đang xây dựng. Hai module mới sẽ trở thành khu vực làm việc trung tâm cho các phi hành gia trên quỹ đạo sau khi trạm vũ trụ Thiên Cung hoàn thiện. 
Trong cuộc họp báo cùng ngày, giám đốc Cơ quan Vũ trụ Có người lái Trung Quốc Hao Chun cho hay, module Vấn Thiên sẽ được Trung Quốc đưa lên trạm Thiên Cung vào tháng 7 trong khi module Mộng Thiên vào tháng 10. 
Yang Hong, nhà thiết kế chính của hệ thống trạm vũ trụ thuộc Chương trình Vũ trụ có người lái Trung Quốc tại Học viện Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc, nói rằng, cả 2 module đều được trang bị khoang thí nghiệm và nền tảng lắp đặt cho các tải trọng ngoài trạm vũ trụ. Trong 2 module thí nghiệm, các phi hành gia có thể nghiên cứu khoa học vũ trụ, vật liệu vũ trụ,  học vũ trụ và khám phá không gian. 
Module Vấn Thiên được trang bị các tiện nghi sinh hoạt cho phi hành gia tương tự như module lõi Thiên Hà (Tianhe), gồm 3 khu vực ngủ, 1 nhà vệ sinh và 1 bếp. Module Vấn Thiên và Thiên Hà có thể cung cấp đủ không gian sống cho 6 phi hành gia trong thời gian chuyển giao giữa 2 phi hành đoàn. 
Một cánh tay cơ khí nhỏ được lắp đặt trên module thí nghiệm Vấn Thiên. Cánh tay này có thể hoạt động độc lập hoặc phối hợp với cánh tay robot lớn hơn của module lõi Thiên Hà để hỗ trợ các phi hành gia trong các hoạt động bên ngoài tàu vũ trụ. 
Để đảm bảo sự an toàn của trạm vũ trụ, module Vấn Thiên đóng vai trò dự phòng cho việc quản lý và kiểm soát trạm vũ trụ nếu có vấn đề xảy ra với module lõi. 
Trong module thí nghiệm Mộng Thiên, có một cabin hàng hóa và một nền tảng ngoài trạm được triển khai để phục vụ cho các dự án nghiên cứu bên ngoài tàu vũ trụ trong tương lai. Các thiết bị khoa học cần được lắp đặt bên ngoài trước tiên sẽ được đưa từ tàu vũ trụ vào khoang chứa hàng và sau đó được các phi hành gia và các cánh tay cơ khí lắp đặt lên nền tảng ngoài trạm vũ trụ. 
Nhà thiết kế Yang Hong nói rằng, module thí nghiệm Vấn Thiên đã hoàn thành việc lắp ráp và thử nghiệm tích hợp ở Thiên Tân để sẵn sàng phóng lên trạm vũ trụ Trung Quốc. Module thí nghiệm Mộng Thiên đã hoàn tất một phần quá trình lắp ráp và thử nghiệm và đang trong đợt thử nghiệm tiếp theo theo lịch trình. 
Theo Thanh Hà (LĐO)

https://laodong.vn/tu-lieu/trung-quoc-tiet-lo-chuong-trinh-xay-tram-vu-tru-nam-2022-1035140.ldo

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.