Phát hiện kỳ thú về các loài chim sống cùng thời khủng long

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu tại Mexico và tìm thấy số lượng dấu chân chim đa dạng nhất từ trước tới nay tại một khu vực nằm gần bờ biển cổ của Coahuila.

Dấu chân chim mới được phát hiện. Nguồn: diariomarca.com.mx
Dấu chân chim mới được phát hiện. Nguồn: diariomarca.com.mx
Các chuyên gia thuộc Đại học Tự trị Quốc gia Mexico (UNAM) đã công bố nhiều thông tin lý thú về các loài chim tồn tại cùng thời với loài thằn lằn bay và khủng long cách đây hơn 66 triệu năm.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu tại 2 địa phương ở bang Coahuila, thuộc miền Bắc Mexico, và tìm thấy số lượng dấu chân chim đa dạng nhất từ trước tới nay tại một khu vực nằm gần bờ biển cổ của Coahuila.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng tìm thấy dấu tích của nhiều động vật không xương sống có kích cỡ nhỏ, điều này đặt ra giả thiết các động vật có xương sống đã từng sinh tồn bằng các chất hữu cơ tích luỹ ở các cửa sông hoặc các vùng đất ngập nước ven biển.
Bên trên tầng đất có dấu chân chim, các nhà khoa học đã phát hiện lớp trầm tích chứa bụi tiểu hành tinh Chicxulub đã lao vào Trái Đất khoảng 65 triệu năm về trước, để lại hố Chicxulub rộng tới 180km ở vùng ven bờ bán đảo Yucatan và gây ra những xáo trộn dẫn đến sự tuyệt chủng của khủng long và nhiều loài động vật khác.
Phát hiện này củng cố suy luận của các nhà khoa học rằng các loài chim, thằn lằn bay và khủng long đã cùng chung sống cách đây 66,1 triệu năm, tức 100.000 năm trước cuộc đại tuyệt chủng vào cuối kỷ Phấn Trắng.
Đặc biệt, nghiên cứu này cho thấy sự tương đồng giữa hóa thạch và dấu chân của một số loài chim hiện nay như ngỗng, ác là, diệc và cò ngàng.
Các nhà khoa học nhấn mạnh nghiên cứu các loài chim tiến hoá từ khủng long là một lĩnh vực quan trọng trong nỗ lực giải đáp lý do vì sao khủng long và các loài bò sát bay lại biến mất vào kỷ Phấn Trắng, trong khi loài chim vẫn tiếp tục phát triển.
Coahuila luôn là điểm đến hấp dẫn cho các nhà cổ sinh vật học. Theo các chuyên gia UNAM, ngoài các điểm khai quật ở bang này, trên thế giới chỉ có 5 địa điểm có dấu chân chim với niên đại tương tự, trong đó 3 khu vực ở Mỹ, 2 nơi còn lại ở Argentina và Hàn Quốc.
Hồng Hạnh (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.