Hóa thạch 300 triệu năm tuổi ở Utah có thể là một loài mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các nhà khoa học đang nghiên cứu về hóa thạch của một sinh vật chưa từng được biết đến được tìm thấy ở Công viên Quốc gia Canyonlands, Mỹ.

Hóa thạch của loài động vật chưa xác định. Ảnh chụp màn hình.
Hóa thạch của loài động vật chưa xác định. Ảnh chụp màn hình.


Theo Smithsonianmag, một hóa thạch 300 triệu năm tuổi được phát hiện sâu trong Công viên Quốc gia Canyonlands ở Utah, Mỹ. Mẫu vật này có thể thuộc về một loài hoàn toàn mới.

Sinh vật hóa thạch là một loài động vật có xương sống sống trên cạn, đẻ trứng và có bốn chân. "Nó có kích thước gần bằng một con kỳ nhông. Hóa thạch chúng tôi tìm thấy bao gồm các đốt sống, đỉnh hộp sọ, và một số xương vai và xương trước", Adam Marsh, nhà cổ sinh vật học tại Công viên Quốc gia Petrified Forest, chia sẻ.

Khoảng một năm trước, một nhân viên kiểm lâm của công viên Canyonlands đã tình cờ tìm thấy hóa thạch và báo cho công viên. Sau đó, các nhà khoa học từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Utah, Công viên Quốc gia Petrified Forest và Đại học Nam California đã hợp tác để nghiên cứu phát hiện này.


 

Hóa thạch của loài động vật chưa xác định. Ảnh chụp màn hình.
Hóa thạch của loài động vật chưa xác định. Ảnh chụp màn hình.


"Điều này thật tuyệt, hóa thạch này già hơn 50 triệu năm so với hóa thạch khủng long lâu đời nhất. Vì vậy, nó hẳn đến từ một thời kỳ mà chúng ta chưa tìm thấy nhiều hóa thạch, đặc biệt là ở Bắc Mỹ” -  Marsh nói.

Theo các nhà khoa học, sinh vật này tồn tại giữa thế Pennsylvanian (323,2 đến 298,9 triệu năm trước) và kỷ Permi (298,9 đến 251,9 triệu năm trước). Trong thời kỳ Pennsylvanian, thực vật gieo hạt bắt đầu tiến hóa hơn; động vật sinh sản bằng cách đẻ trứng giống như các loài chim và bò sát. Trong kỷ Permi, các lục địa của hành tinh bắt đầu tập hợp lại với nhau để tạo thành siêu lục địa Pangea, và kỷ nguyên này kết thúc với sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lớn nhất trong lịch sử Trái đất.

"Đó là một hiện tượng. Bạn không thường xuyên nhìn thấy thứ gì đó như vậy, nó thực sự đem lại ý nghĩa. Nó chỉ ra rằng có thể có nhiều hóa thạch từ thời kỳ đó hơn ở ngoài kia, đặc biệt là tại Canyonlands” -  Marsh nói với CNN.

Adam Huttenlocker, nhà sinh vật học tại Đại học Nam California, nói rằng việc tìm thấy hóa thạch của các sinh vật dưới nước là phổ biến ở Canyonlands, nhưng đây là lần đầu tiên ông nghe nói về việc phát hiện ra một động vật có xương sống sống trên cạn trong công viên này.

https://laodong.vn/the-gioi/hoa-thach-300-trieu-nam-tuoi-o-utah-co-the-la-mot-loai-moi-973533.ldo
 

Theo Anh Vũ  (LĐO)

Có thể bạn quan tâm