Phát hiện miệng núi lửa ma kỳ quái trên sao Hỏa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Máy ảnh tàu thăm dò sao Hỏa chụp được hình ảnh giống như miệng núi lửa ma trên hành tinh đỏ.

Phát hiện miệng núi lửa ma trên sao Hỏa. Ảnh: HiRISE
Phát hiện miệng núi lửa ma trên sao Hỏa. Ảnh: HiRISE
“Đôi khi chúng tôi nhìn thấy những vòng tròn trên sao Hỏa mà không rõ nguyên nhân, chẳng hạn như trong bức ảnh ở bồn địa Utopia Planitia” - nhóm phụ trách máy ảnh HiRISE trên tàu quỹ đạo thăm dò sao Hỏa mô tả bức ảnh được chụp cách đây không lâu từ trên cao hành tinh đỏ.
Những gì bạn đang nhìn trong bức ảnh là một phần của bồn địa Utopia Planitia - một trong nhiều vùng được đặt tên thú vị của sao Hỏa. Hình ảnh được camera HiRISE (Thí nghiệm Khoa học Hình ảnh Độ phân giải Cao) chụp từ độ cao 285km vào tháng 5 năm 2021 và được Đại học Arizona công bố cách đây không lâu, theo Space.
Nhóm nghiên cứu đằng sau "con mắt" không ngừng trên bầu trời sao Hỏa đã tập trung vào các chấm vòng tròn trên bề mặt sao Hỏa và như đã nói, họ không thể tìm thấy "nguyên nhân rõ ràng", do đó đặt tên cho chúng là miệng núi lửa ma.

Miệng núi lửa ma và những vòng tròn trên sao Hỏa. Ảnh: HiRISE
Miệng núi lửa ma và những vòng tròn trên sao Hỏa. Ảnh: HiRISE
Miệng núi lửa ma sẽ là những dấu hiệu kể về các tiểu hành tinh và các tảng đá không gian khác tác động lên sao Hỏa, bằng cách nào đó đã bị chôn vùi, cùng với môi trường xung quanh, trong vật chất hành tinh. Theo các nhà khoa học nghiên cứu hành tinh, vật liệu này nén chặt theo thời gian, và ở những khu vực có độ dày của vật liệu giống nhau, "bề mặt sẽ giảm độ cao như nhau ở mọi nơi".
Tuy nhiên, bên trong các miệng núi lửa, một lượng vật liệu lớn hơn đồng nghĩa với việc bề mặt bị nén chặt và sụt xuống nhiều hơn, dẫn đến những hố va chạm trông kỳ lạ như cái chúng ta thấy ở đây.
Đối với các đường mòn trong các vòng tròn ở bức ảnh này, tất nhiên chúng không phải do một trong nhiều tàu thăm dò đã đến thăm hành tinh đỏ trong những năm qua, mà là kết quả của các vết nứt xuất hiện trên rìa của miệng núi lửa lúc nó bị kéo dài khi vật liệu ở trên được nén chặt theo thời gian.
KHÁNH MINH (LĐO)

https://laodong.vn/the-gioi/phat-hien-mieng-nui-lua-ma-ky-quai-tren-sao-hoa-938032.ldo

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.