Thông tin giật mình về hồ nước trên sao Hỏa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các hồ nước trên sao Hỏa mà tàu thám hiểm của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu phát hiện có thể không phải là thật.

Tranh cãi về hồ nước ở cực nam sao Hỏa. Ảnh: NASA/AP
Tranh cãi về hồ nước ở cực nam sao Hỏa. Ảnh: NASA/AP
Năm 2018, hai nhóm nghiên cứu làm việc trên dữ liệu từ tàu thăm dò sao Hỏa Mars Express của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đã công bố một phát hiện đáng ngạc nhiên: Tín hiệu từ một thiết bị radar phản xạ ngoài cực nam của hành tinh đỏ dường như tiết lộ một hồ nước ở lớp dưới bề mặt.
Tuy nhiên, nhóm nhà khoa học tại NASA và Đại học Bang Arizona (ASU) đã tìm thấy hàng chục phản xạ radar tương tự xung quanh cực nam sau khi phân tích một bộ dữ liệu rộng hơn của tàu Mars Express. Theo các nhà khoa học, nhiều nơi ở những khu vực này quá lạnh để nước ở trạng thái lỏng.
Aditya Khuller thuộc Trường Khám phá Trái đất và Không gian của ASU cho biết: “Thông thường, sóng radar mất năng lượng khi đi qua vật liệu, vì vậy phản xạ từ điểm sâu sẽ kém sáng hơn so với phản xạ từ bề mặt. Mặc dù có một số lý do có thể gây ra phản xạ dưới bề mặt sáng bất thường, hai nghiên cứu này kết luận rằng thành phần nước lỏng là nguyên nhân của những phản xạ sáng".

Vùng màu trắng sáng của hình ảnh này cho thấy lớp băng bao phủ cực nam sao Hỏa, bao gồm nước đóng băng và carbon dioxide đóng băng. Ảnh: ESA
Vùng màu trắng sáng của hình ảnh này cho thấy lớp băng bao phủ cực nam sao Hỏa, bao gồm nước đóng băng và carbon dioxide đóng băng. Ảnh: ESA
Các tín hiệu radar ban đầu phát hiện cái gọi là nước lỏng được tìm thấy ở cực nam của sao Hỏa. Các nhà khoa học cho rằng hồ chứa nước lỏng trải dài khoảng 10 đến 20km trong một khu vực tương đối nhỏ của các trầm tích phân lớp nam cực của sao Hỏa.
Đối với nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã mở rộng việc tìm kiếm tín hiệu vô tuyến mạnh tương tự lên 44.000 phép đo trải rộng trong 15 năm dữ liệu Marsis trên toàn bộ khu vực cực nam của sao Hỏa.
Nó tiết lộ hàng chục phản xạ radar sáng trên một phạm vi diện tích và độ sâu lớn hơn bao giờ hết. Ở một số nơi, chúng cách bề mặt chưa đến 1,6km, nơi nhiệt độ ước tính là âm 63 độ C - lạnh đến mức nước sẽ bị đóng băng, ngay cả khi nó chứa các khoáng chất mặn peclorat, chất có thể làm giảm điểm đóng băng của nước.
Jeffrey Plaut từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA (JPL) cho biết: “Chúng tôi không chắc liệu những tín hiệu này có phải là nước lỏng hay không, nhưng chúng dường như trải rộng hơn nhiều so với những gì nghiên cứu ban đầu tìm thấy”.
Plaut nói thêm: “Nước lỏng là phổ biến bên dưới cực nam của sao Hỏa, hoặc những tín hiệu này là dấu hiệu của một thứ gì đó khác".
Mars Express là tàu vũ trụ hoạt động liên tục lâu thứ hai trong quỹ đạo quanh một hành tinh khác ngoài Trái đất, chỉ sau Mars Odyssey của NASA vẫn đang hoạt động từ năm 2001.
NGỌC VÂN (LĐO)

https://laodong.vn/the-gioi/thong-tin-giat-minh-ve-ho-nuoc-tren-sao-hoa-928258.ldo

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.