Phân tích kinh ngạc về khả năng sự sống bắt nguồn từ sao Hỏa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sự sống có nhiều khả năng bắt nguồn từ sao Hỏa hơn là từ Trái đất, theo phân tích của một nhóm các nhà nghiên cứu.

Sự sống có thể bắt nguồn từ sao Hỏa trong một môi trường giống như bãi muối này ở vùng Altiplano của Nam Mỹ. Ảnh: NASA
Sự sống có thể bắt nguồn từ sao Hỏa trong một môi trường giống như bãi muối này ở vùng Altiplano của Nam Mỹ. Ảnh: NASA
Tạp chí Air & Space cho hay, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế nổi tiếng do Benton Clark, Viện Khoa học Không gian ở Boulder, Colorado (Mỹ) đứng đầu, gần đây đã xem xét một trong những câu hỏi quan trọng trong sinh học thiên văn - liệu sự sống có khả năng xuất hiện trên sao Hỏa hay không.
Phân tích đăng tải trên tạp chí Life là đánh giá toàn diện không chỉ dựa trên suy nghĩ hiện tại về cách sự sống bắt nguồn, mà còn dựa trên kết quả mới nhất từ ​​các cuộc thám hiểm sao Hỏa.
Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận rằng, khả năng sự sống bắt nguồn trên sao Hỏa cũng cao như trên Trái đất, bởi vì các yêu cầu hình thành sự sống - như chúng ta hiểu hiện tại - đều có trên hành tinh đỏ, bao gồm nước lỏng, các hợp chất hữu cơ, các nguyên tố và khoáng chất thiết yếu, và khả năng tiếp cận nguồn năng lượng.
Các tác giả đưa ra một số lý do tại sao khả năng sự sống xuất hiện trên hành tinh đỏ thực ra có thể cao hơn trên Trái đất:
(1) Sao Hỏa đáng lẽ phải nhận được một luồng vật chất hữu cơ cao hơn từ việc va chạm với các tiểu hành tinh và sao chổi;
(2) Lưu huỳnh, một nguyên tố quan trọng đối với sinh học, phổ biến hơn trên sao Hỏa;
(3) Sao Hỏa có khởi đầu cho nguồn gốc của sự sống, vì Trái đất bị va chạm bởi một tác động lớn tạo ra Mặt trăng chỉ 20 đến 100 triệu năm sau khi hành tinh của chúng ta hình thành;
(4) Sao Hỏa trải qua nhiều chu kỳ ướt-khô và đóng băng-tan băng, rất quan trọng để tập trung các hợp chất hữu cơ.
Trên thực tế, những chu kỳ này có thể phổ biến hơn trên hành tinh đỏ vào thời kỳ đầu lịch sử của nó. Trong khi 95% đất của Trái đất bị nhấn chìm dưới các đại dương, sao Hỏa chỉ có 5%, có nghĩa là sao Hỏa sẽ có diện tích đất lớn hơn 3 lần mặc dù kích thước nhỏ hơn.

Tàu thám hiểm Perseverance của NASA thực hiện sứ mệnh khoa học tìm kiếm sự sống trên sao Hoả. Ảnh: NASA
Tàu thám hiểm Perseverance của NASA thực hiện sứ mệnh khoa học tìm kiếm sự sống trên sao Hoả. Ảnh: NASA
Chu trình khô-ướt và chu kỳ đông lạnh-tan băng diễn ra tốt nhất nếu có tiếp xúc với không khí, điều này tạo ra kịch bản “ao thủy nhiệt” cho nguồn gốc của sự sống. Nhưng nếu sự sống trên Trái đất bắt đầu dưới đáy đại dương, như quan điểm của một số nhà nghiên cứu, thì nó sẽ ít có khả năng xuất hiện trên sao Hỏa hơn. Điều đó không có nghĩa là không có cơ hội nào cả. Ví dụ, khu vực Nili Fossae trên sao Hỏa được một số nhà nghiên cứu coi là tương tự như hệ thống thủy nhiệt “Thành phố đã mất” ở Đại Tây Dương.
Bên cạnh đó, vẫn còn những kịch bản khác về nguồn gốc của sự sống - trong điều kiện lạnh giá hoặc trong nước muối mặn, cả hai đều có khả năng cô đặc các hợp chất hữu cơ. Một trong hai điều này một lần nữa ủng hộ sao Hỏa, do môi trường của hành tinh này lạnh hơn nhiều cùng với sự hiện diện phổ biến của nước muối.
Một kịch bản mà các tác giả không tính đến là sự sống trên hành tinh của chúng ta có thể bắt đầu trong các bãi triều do mặt trăng lớn bất thường của Trái đất, cùng với Mặt trời tạo ra lực thủy triều lớn. Những lực này mạnh hơn nhiều vào 4 tỉ năm trước khi Mặt trăng gần Trái đất hơn. Tuy nhiên, sao Hỏa không có mặt trăng lớn, và nếu điều đó là yếu tố quan trọng, thì sự sống có thể không bắt nguồn trên sao Hỏa.
Điều chúng ta thực sự cần biết là kịch bản nào về nguồn gốc của sự sống Trái đất là đúng. Và tất nhiên, vẫn có khả năng thực sự là sự sống bắt đầu đầu tiên trên sao Hỏa, và sau đó được các thiên thạch đưa đến Trái đất.
SONG MINH (LĐO)

https://laodong.vn/the-gioi/phan-tich-kinh-ngac-ve-kha-nang-su-song-bat-nguon-tu-sao-hoa-922816.ldo

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.