Phát hiện thú vị về loài cá hề

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cá hề phát triển các sọc trắng đặc trưng của chúng với tốc độ khác nhau tùy thuộc vào loài hải quỳ mà chúng sinh sống.
 
Cá hề phát triển các sọc trắng đặc trưng của chúng với tốc độ khác nhau tùy thuộc vào loại hải quỳ mà chúng sinh sống. Ảnh: AFP
Cá hề phát triển các sọc trắng đặc trưng của chúng với tốc độ khác nhau tùy thuộc vào loại hải quỳ mà chúng sinh sống. Ảnh: AFP
Daily Mail đưa tin, các chuyên gia đã khảo sát những con cá hề sống trong hải quỳ tuyệt đẹp và hải quỳ thảm khổng lồ ở vịnh Kimbe, Papua New Guinea.
Họ nhận thấy những con cá hề non sống trong hải quỳ thảm khổng lồ phát triển sọc trắng nhanh hơn những con sống trong hải quỳ tuyệt đẹp, bởi vì loài hải quỳ độc hại hơn sẽ kích hoạt mạnh mẽ hơn các hormone tuyến giáp và một gene gọi là duox.
 
Những con cá hề non sống trong hải quỳ thảm khổng lồ (bên phải) có vạch trắng nhanh hơn những con sống trong hải quỳ tuyệt đẹp (bên trái). Ảnh: Đại học Okinawa
Những con cá hề non sống trong hải quỳ thảm khổng lồ (bên phải) có vạch trắng nhanh hơn những con sống trong hải quỳ tuyệt đẹp (bên trái). Ảnh: Đại học Okinawa
Hoạt động tăng cường của duox ở cá hề sống trong hải quỳ thảm khổng lồ dẫn đến lượng hormone tuyến giáp cao hơn, thúc đẩy sự phát triển của iridophore (tế bào sắc tố) và dẫn đến phát triển sọc trắng nhanh hơn.
Vincent Laudet - tác giả nghiên cứu và là nhà khoa học biển thuộc Đại học Okinawa, Nhật Bản - cho biết: "Biến đổi là một quá trình quan trọng đối với cá hề. Hiểu được sự thay đổi hình thái tùy thuộc vào môi trường sống có thể giúp chúng tôi hiểu được cách chúng thích nghi với những môi trường khác nhau, cũng như chúng bị ảnh hưởng như thế nào bởi các áp lực môi trường, như biến đổi khí hậu".
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ là điều gì gây ra sự gia tăng hoạt động của duox ngay từ đầu, nhóm nghiên cứu suy đoán nó có thể liên quan đến phản ứng căng thẳng của cá hề đối với độc tính lớn hơn của hải quỳ thảm khổng lồ.
NGUYỄN HẠNH (LĐO)

https://laodong.vn/the-gioi/phat-hien-thu-vi-ve-loai-ca-he-913020.ldo

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.