Tên gọi iPhone 13 không được ưa chuộng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một báo cáo mới cho biết trong số người được hỏi về kỳ vọng tên của iPhone sắp tới, có đến 74% số người nói họ không thích tên iPhone 13.

iPhone 13 sẽ không phải là tên gọi của iPhone tiếp theo? ẢNH: AFP
iPhone 13 sẽ không phải là tên gọi của iPhone tiếp theo? ẢNH: AFP
Theo iMore, cuộc khảo sát được thực hiện bởi SellCell đối với 3.000 người dùng iPhone và iPad cho thấy, số 13 có vấn đề mà nguyên nhân do một số yếu tố như mê tín hoặc chứng sợ triskaidekaphobia - sợ con số 13.
Khi được hỏi họ nghĩ gì về tên gọi thay thế iPhone 13, nhiều người cho biết iPhone (2021) sẽ là cái tên phù hợp hơn. iPhone (2021) được bình chọn là cái tên thích hợp nhất với 38%. Các câu trả lời khác dành cho iPhone 13 (26%), iPhone 21 (16%), iPhone 12s (13%) và iPhone 14 (7%).
Apple chuẩn bị công bố iPhone (2021) vào mùa thu này, trong khi hầu hết gọi nó là iPhone 13, mọi thứ có thể thay đổi cho đến ngày Apple công bố sản phẩm. Hiện tại iPhone 12S cũng là cái tên đầy tiềm năng. Apple cũng có thể bỏ qua con số 13 để tiến sang tên mới như iPhone 14 như những gì họ đã làm với iPhone 9.
Dù được gọi là gì, chiếc iPhone tiếp theo sẽ là chiếc iPhone tốt nhất mà Apple từng sản xuất. Có tin đồn rằng sản phẩm đi kèm màn hình tốc độ làm mới 120 Hz trên một số mô hình, trong khi chip xử lý nhanh hơn đã bắt đầu vào dây chuyền sản xuất.
Theo Kiến Văn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp và công nghiệp chế biến ở Gia Lai”

Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp và công nghiệp chế biến ở Gia Lai”

(GLO)- Ngày 25-4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội thảo giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp và công nghiệp chế biến.
Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

(GLO)- Chiều 22-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh Gia Lai nghiệm thu đề tài “Xây dựng quy trình trồng sâm non (sâm Hàn Quốc và Hồng đẳng sâm) bằng phương pháp khí canh tại Gia Lai”. Đề tài do Trường Đại học Tôn Đức Thắng chủ trì, Tiến sĩ Ngô Việt Đức làm chủ nhiệm.