Trung Quốc muốn kiềm chế ứng dụng di động thu thập dữ liệu cá nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
CAC siết chặt việc các ứng dụng di động đòi quyền truy cập nhiều thông tin cá nhân

Ảnh: REUTERS
Ảnh: REUTERS
Theo Reuters, trong tuyên bố trên tài khoản WeChat đã được xác minh hôm 22.3, CAC nói các nhà cung cấp ứng dụng di động không thể chặn người dùng truy cập vào dịch vụ của họ ngay cả khi họ từ chối chia sẻ thông tin cá nhân không thiết yếu. CAC không nêu tên cụ thể bất kỳ nhà cung cấp ứng dụng nào nhưng cho biết yêu cầu này nhằm điều chỉnh quyền truy cập của họ vào dữ liệu cá nhân và bảo vệ thông tin của các cá nhân.
Trung Quốc đã tăng cường giám sát lĩnh vực công nghệ của mình trong những tháng gần đây, bao gồm việc soạn thảo các quy tắc chống độc quyền đối với các công ty công nghệ, đặc biệt kể từ sau vụ đình chỉ đợt IPO trị giá 37 tỉ USD của Alibaba.
Nhiều nhà cung cấp ứng dụng ở Trung Quốc, đặc biệt là trên hệ thống Android, yêu cầu người dùng chia sẻ thông tin không cần thiết với họ, chẳng hạn như album ảnh hoặc máy ảnh, nếu muốn được truy cập dịch vụ. Người dùng từ chối chia sẻ thông tin có thể bị chặn quyền truy cập.
Tuyên bố của CAC đã đưa ra một danh sách các ví dụ về những gì được coi là thông tin thiết yếu. Ví dụ, họ nói rằng điều cần thiết đối với các ứng dụng gọi xe là phải có quyền truy cập vào số điện thoại, vị trí và thông tin thanh toán của người dùng. Hay CAC cho biết các ứng dụng thanh toán trực tuyến cần số điện thoại của người dùng đã đăng ký hoặc thông tin ID khác, cũng như số thẻ ngân hàng của cả người thanh toán và người nhận thanh toán.
Theo Kiến Văn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Mạnh tay xử lý SIM rác

Mạnh tay xử lý SIM rác

Cục Viễn thông ghi nhận từ ngày 1/3 đến hết 31/3/2024, trung bình 1 người sở hữu từ 4 - 9 SIM điện thoại, tương ứng 7,9 triệu SIM thuê bao có đứng tên giấy tờ.