Thẩm phán Mỹ bác yêu cầu cấm WeChat của chính phủ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một thẩm phán Mỹ tại San Francisco đã từ chối yêu cầu của chính phủ trong việc cấm WeChat, tức cho phép ứng dụng tiếp tục hoạt động trong các cửa hàng ứng dụng tại nước này.
 
Chính phủ Mỹ vẫn muốn lệnh cấm WeChat tại nước này được chấp thuận ẢNH: REUTERS
Chính phủ Mỹ vẫn muốn lệnh cấm WeChat tại nước này được chấp thuận ẢNH: REUTERS
Theo Neowin, WeChat được thành lập vào năm 2011 và được mô tả là một “ứng dụng dành cho mọi người” ở Trung Quốc. Đây là ứng dụng đa năng, cho phép người dùng gửi tin nhắn, thanh toán di động và sử dụng các dịch vụ địa phương. Ứng dụng này có trung bình 19 triệu người dùng hoạt động hằng ngày ở Mỹ và phổ biến đối với những người có mối quan hệ cá nhân hoặc kinh doanh ở Trung Quốc.
Thẩm phán Laurel Beeler của Tòa án sơ thẩm Mỹ nói rằng bằng chứng mà chính phủ đưa ra nhằm chống lại WeChat không đủ để thuyết phục bà về bất kỳ mối đe dọa an ninh quốc gia nào. Được biết, chính phủ Mỹ đã cố gắng cấm toàn bộ phương tiện liên lạc trên WeChat chỉ đơn thuần vì nghi ngờ có tác hại từ việc người dùng nước này sử dụng WeChat.
Bên cạnh WeChat, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng tìm cách cấm ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok, thuộc sở hữu của ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố lệnh cấm của Mỹ đối với các ứng dụng nước này là không phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và hạn chế các dịch vụ thương mại xuyên biên giới.
Được biết, chính phủ Mỹ đã kháng cáo quyết định của thẩm phán Beeler về việc cho phép WeChat hoạt động tại Mỹ lên Tòa án phúc thẩm nước này.
Theo Kiến Văn (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Phối hợp quản lý và sử dụng các nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý mang địa danh “Gia Lai”

Phối hợp quản lý và sử dụng các nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý mang địa danh “Gia Lai”

(GLO)- Để việc quản lý các nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý mang địa danh “Gia Lai” đạt hiệu quả, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) yêu cầu các đơn vị liên quan phối hợp quản lý và phát triển các nhãn hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.