Trung Quốc tạo ra phôi thai lai giữa khỉ và người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các nhà khoa học tại Trung Quốc đã tạo ra một bước nhảy vọt gây tranh cãi là tạo ra phôi thai lai giữa khỉ và người đầu tiên trên thế giới. Dẫn đầu nghiên cứ này là Carlos Izpisúa Belmonte, một nhà sinh vật học Tây Ban Nha hiện đang nghiên cứu ở Trung Quốc.

Từ lâu, Trung Quốc đã được biết đến như một miền đất hứa cho các nghiên cứu sinh học gây tranh cãi. Nhờ những quy định được nới lỏng, họ đã luôn dẫn đầu thế giới trong việc tạo ra những sinh vật kỳ lạ.

Ý tưởng cơ bản của nghiên cứu này là tiêm tế bào gốc phôi người vào phôi  một loài khác. Nếu các tế bào bén rễ thành công và tất cả đi theo kế hoạch, kết quả sẽ một phôi khỉ có mô hoặc cơ quan của con người. Không giống như con lai, DNA của mỗi tế bào sẽ không phải là sự pha trộn giữa gen của người và khỉ. Thay vào đó, một con “khỉ-người” này sẽ chứa hỗn hợp tế bào người và tế bào khỉ trong cùng một sinh vật.

 
  Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.


Izpisúa, người thực hiên nghiên cứu, trước đây làm nghiên cứu tế bào gốc tại Viện Salk ở California, nhưng đã thực hiện nghiên cứu ở Trung Quốc để tránh các vấn đề pháp lý và các quy định chặt chẽ về kỹ thuật sinh học.

Động vật lai người có thể mở ra cánh cửa cho tương lai cấy ghép dị chủng , lấy nội tạng một loài cấy sang cho loài khác, mà loài hưởng lợi đầu tiên chính là con người chúng ta. Lĩnh vực khoa học này hứa hẹn sẽ giải quyết được vấn đề thiếu hụt nguồn cung tạng ghép trên toàn thế giới hiện nay.

Bên cạnh những lợi ích về mặt ghép tạng, những nghiên cứu này cũng tạo ra những tranh cãi gay gắt về mặt khoa học và triết học. Nhiều người cho rằng, nếu tạo những loài động vật lai với người, chúng ta sẽ tạo ra quái vật. 

Bảo Tuân (Tổng hợp, TPO)
 

Có thể bạn quan tâm

Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

(GLO)- Chiều 22-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh Gia Lai nghiệm thu đề tài “Xây dựng quy trình trồng sâm non (sâm Hàn Quốc và Hồng đẳng sâm) bằng phương pháp khí canh tại Gia Lai”. Đề tài do Trường Đại học Tôn Đức Thắng chủ trì, Tiến sĩ Ngô Việt Đức làm chủ nhiệm.