Màn hình cảm ứng có thể làm lộ thông tin cá nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cách vuốt ngón tay trên màn hình điện thoại có thể được sử dụng để theo dõi lại người dùng.

Theo Cnet, trong một nghiên cứu được trình bày tại Hội thảo chuyên đề về tăng cường bảo mật diễn ra ở Barcelona (Tây Ban Nha) tuần trước, các nhà khoa học từ CSIRO Data61 (Australia) đã chia sẻ rằng "cử chỉ trên màn hình cảm ứng chứa đầy đủ thông tin để nhận biết và theo dõi người dùng".

 Màn hình cảm ứng có thể phản bội lại người sử dụng. Ảnh: Cnet
Màn hình cảm ứng có thể phản bội lại người sử dụng. Ảnh: Cnet



Cụ thể, cách mà người sử dụng vuốt, chụm và chạm các ngón tay vào màn hình điện thoại thông minh có thể được sử dụng để theo dõi danh tính và các thông tin được hé lộ có khả năng vi phạm quyền riêng tư.

 Thông qua một ứng dụng Android, nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu cảm ứng và cử chỉ, để nhận thấy rằng các dữ liệu thu thập được tiết lộ tới 73,7% thông tin về người dùng, đặc biệt các lần vuốt sang trái có thể tiết lộ tới 68,6% thông tin. Bằng cách kết hợp dữ liệu trên việc chạm, vuốt và tổ hợp phím được sử dụng, các nhà nghiên cứu đã có thể nắm được tới 98,5% thông tin.

Nhóm nghiên cứu cảnh báo rằng việc "theo dõi dựa trên cảm ứng" có thể được sử dụng để liên tục theo dõi người dùng, cả trên điện thoại thông minh và các thiết bị khác. Với cách theo dõi này, các cài đặt bảo mật rõ ràng không đủ để bảo vệ người sử dụng.

"So với việc xem xét các hồ sơ trực tuyến, việc theo dõi dựa trên cảm ứng có khả năng theo dõi và xác định một cách thực tế hơn, qua cách người dùng đang vận hành thiết bị", nghiên cứu viết. "Nó cũng có thể phân biệt và theo dõi nhiều người dùng truy cập cùng một thiết bị".

Bảo Nam (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Mạnh tay xử lý SIM rác

Mạnh tay xử lý SIM rác

Cục Viễn thông ghi nhận từ ngày 1/3 đến hết 31/3/2024, trung bình 1 người sở hữu từ 4 - 9 SIM điện thoại, tương ứng 7,9 triệu SIM thuê bao có đứng tên giấy tờ.
Mạng 5G và xu hướng phát triển các sản phẩm trên nền tảng viễn thông công nghệ cao

Mạng 5G và xu hướng phát triển các sản phẩm trên nền tảng viễn thông công nghệ cao

Chiều 12/4, tại Hà Nội, Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG tại Việt Nam phối hợp với Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam (REV) và Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về nhà mạng, nhà cung cấp băng thông rộng di động và điện toán đám mây thế giới năm 2024.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.