Nhớ thời thơ bé

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mấy hôm rày, chiều nào cũng vậy, tôi vừa giật mình vừa lý thú thấy mình như sống lại với giấc mộng tuổi thơ.



Làng tôi, xóm nhỏ ven sông Tam kỳ, nửa chợ nửa quê, điện đường chưa có, chỉ có những tấm bê tông ngoằn ngoèo uốn lượn. Những hàng cau xoã tóc thoai thoải men dọc bờ tre.

Trẻ kéo mo cau. Ảnh: internet
Trẻ kéo mo cau. Ảnh: internet


Rồi bất giác, một hôm tuổi thơ tôi sống dậy. Vừa về đến nhà thấy vài ba cháu nhỏ đứa kéo đứa ngồi trên những bẹ mo cau. Tuổi thơ tôi kéo bẹ cau trên con đường sỏi đá, giờ kéo trên mặt bê tông thú vị chi bằng. Tôi hí hửng chạy theo, cháu ơi cho chú kéo với. Lũ trẻ cười vang, thầy cũng kéo bây kìa.

Vui. Vui với trẻ thơ như được sống lại với chính mình. Tôi hoà vào lũ nhỏ, lúc thì im bế trốn tìm, nhìn lũ trẻ xù xì quẹt lọ thấy ngô nghê. Chỉ có tắm sông thì giờ không ai dám tắm. Nước sông không còn trong sạch như xưa. Ngậm ngùi tiếc nuối cùng Tế Hanh trả những vần thơ về trong kí ức: “Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy – Bầy chim non bơi lội trên sông”

Chúng rủ nhau đi tắm hồ bơi. Hồ bơi cách làng không xa, qua phố thị Tam Kỳ là có. Tắm hồ không thú vị bằng tắm suối tắm sông. Không được nhảy lộn từ nhành cây, không được trần truồng… và không còn kẻ âm thầm giấu quần giấu áo, để khi về che bịt chiếc mo cau.

Giờ mỗi đêm trăng, không được điu dây đánh võng, u bế trốn tìm, bắn súng bù lời, đánh trận giả, nhảy ô làng, đánh trổng, đi đáo, bắn bi…. Tôi khát thèm trở lại tuổi thơ, trở lại với giấc mơ xưa, một miền quê yên ả. Ngắm cánh cò chiều phủ trắng dọc bờ sông.

Ngày về làng nhập cư, thấy mảnh đất bỏ hoang, ao tù, rác rưởi, tôi kêu gọi quyên góp chở đất san lấp mặt bằng tạo lập công viên với ước mong có chỗ cho trẻ em nô đùa đá bóng.

Sân đã nên hình, nhưng người đời không phải ai cũng hiểu được ai. Họ đổ đất, họ chất rơm, họ vứt bỏ lung tung nào đá nào dăm nào củi đuốc. Họ giăng dây bịt đường. Nhìn lũ trẻ ngậm ngùi chạnh lòng bao nỗi xót xa.

Lũ trẻ lại cười vang, chúng đạp xe chạy dọc theo các ngã bê tông, lượn đuổi nhau chơi trò rồng rắn. Tôi giật thót mình, tiếng còi, tiếng phanh kít bánh… đứng sững giữa đường một chiếc ô tô.

Càng khát vọng bao nhiêu càng chạnh lòng tuổi thơ muốn được trở về nơi yên ả. Chốn yên bình nhưng thiếu vắng những sân chơi.

Theo VŨ TRƯỜNG ANH (QNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.