Hè về lại nhớ mo cau

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bà nội từ vườn bước vào, trên tay lỉnh kỉnh mấy cái tàu cau đang còn nặng trịch. Bố phụ bà dùng dao lọc bỏ phần cuống và lá, chỉ còn lại phần thân rồi mang ra nắng phơi khô. Lúc thấy bà cầm tàu cau đi vào sân, trong đầu tôi đã hiện lên hình ảnh những chiếc quạt mo cau xinh xắn vào mỗi mùa hè, bà vẫn thường lấy quạt ra phe phẩy tạo làn gió mát.
 

Những chiếc tàu cau rụng không đều nên sáng nào bà cũng ra vườn ngóng, rồi mang chúng vào nhà. Hàng cau chừng chục cây được bố tôi trồng từ rất lâu, thuở vừa mới cưới mẹ về. Bố bảo, lúc trồng cau chẳng tính toán làm kinh tế mà chỉ nghĩ trồng cây để lấy quả cúng và để bà ăn cho thêm vui tuổi già. Hàng cau cao vút cứ thế hiên ngang vươn lên trên mảnh đất cằn cỗi đầy nắng gió. Lúc loại bỏ phần cuống và lá, bố nói rằng chiếc tàu cau này có thể làm được một cái quạt loại vừa, còn chiếc khác to hơn thì làm được hai cái quạt, một cái lớn, một cái bé. Chúng tôi ngồi cạnh bố, dán mắt vào những chiếc tàu cau rồi sờ vào tàu cau mát rượi, lòng lâng lâng vui sướng nghĩ về những chiếc quạt nhỏ xinh.

 

Kéo mo cau - trò chơi tuổi thơ. Ảnh: Internet
Kéo mo cau - trò chơi tuổi thơ. Ảnh: Internet


Tàu cau phải phơi nắng chừng một buổi cho bớt nặng và thêm dẻo dai, sau đó bố mới làm quạt. Tạo hình quạt xong rồi thì mang ra nắng phơi cho đến khi quạt khô cong mới thôi. Quạt phơi dưới nắng thường bị quăn mép, vểnh lên, bố dùng cối đá đè lên cho phẳng phiu. Sau khi những chiếc quạt hoàn thành với nhiều kích thước khác nhau, bà xếp gọn gàng trên nóc tủ. Có chiếc bà cẩn thận “khoác áo” bằng những đường diềm chỉ đỏ xinh xắn. Khi mất điện, quạt mo cau là “bảo bối” cho cả nhà. Anh em tôi bé thì dùng quạt bé, còn bà và bố mẹ dùng quạt lớn hơn.  
 
Tôi nhớ những tháng ngày ở quê vào những năm 1990, lúc đấy quê tôi vừa mới có điện, nhưng tới hè là lại bị cắt điện luân phiên. Những cơn gió Lào xào xạc thổi bỏng rát. Buổi tối, mẹ lấy manh chiếu cũ, trải giữa sân gạch, cả nhà quây quần bên nhau, mỗi người cầm một chiếc quạt phe phẩy.
 
Ngoài làm quạt, tàu cau còn là đồ chơi của lũ trẻ nhà nghèo nghịch ngợm. Hồi đó, không đứa nào là không biết trò chơi kéo mo cau. Một đứa ngồi, một đứa kéo, rồi luân phiên nhau kéo đi khắp đường làng. Thương những lần mải miết chơi mà không hay mo cau bị thủng dẫn đến quần cũng thủng theo, tôi trở về nhà canh cánh với nỗi sợ bị bố mẹ mắng. Thương cả những giấc ngủ mộng mị vẫn thấy mình cười khanh khách trong trò chơi ngày xưa, để rồi nước mắt rơi khi chợt nhận ra tuổi thơ đã lùi về xa lắc...
 
Thoắt cái, tôi đã xa quê hai mươi năm có lẻ, xa những mùa hè bỏng rát với gió Lào xào xạc. Quê nhà hôm nay đã thay da đổi thịt, cuộc sống không còn khó khăn như trước. Bà tôi đã về với cát bụi. Lòng tôi bâng khuâng nhớ bà, nhớ hình ảnh bà lỉnh khỉnh từ vườn bước vào, cầm trên tay chiếc tàu cau rụng. Cuộc sống ngày xưa khó khăn, những chiếc mo cau đã đi cùng năm tháng của cuộc đời người nông dân tần tảo... Hè về lại nhớ mo cau, ký ức tuổi thơ trong tôi mãi không phai mờ!

Theo MAI HOÀNG (baoquangngai)

 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.