Bình minh cùng cây lá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ly cà phê đen dẻo thơm, âm ấm hòa thêm một chút ngày, một chút đêm. Bóng trăng còn sót lại ôm vàng tươi những bông hoàng yến ngủ say. Số còn lại rớt xuống nền gạch Bát Tràng, nằm dài thở hít khí trời êm dịu. Mặt trời hình như vẫn còn mắc kẹt đâu đó dưới bụi tre sau nhà…



Nhạc mở êm dịu như dành mọi tôn trọng cho sự an yên. “Bình minh ơi dậy chưa, cà phê sáng với tôi được không?... Đêm ơi đã ngủ chưa, ngồi đây uống với tôi vài ly…”. Có cái gì như thể cô đơn, như thể nghèn nghẹn phía sau ca từ và giọng hát.

Nhưng cô đơn đâu phải lúc nào cũng là bạn đồng hành với cô độc? “Nhiều khi muốn một mình nhưng sợ cô đơn…”. Lạ quá! Có khi nào không phải một mình mà giữa không khí vỗ tay reo vui bạn vẫn cảm thấy cô đơn hay không? Có khi nào giữa tiếng cụng ly rộn rã bạn vẫn cảm thấy bị lạc đàn và tự tách ra hay không?

Làng quê thanh bình. Ảnh: Vũ Công Điền
Làng quê thanh bình. Ảnh: Vũ Công Điền


Có đấy, “Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá/ Ánh sáng tuôn đầy các lối đi/ Tôi với người yêu qua nhè nhẹ/...Hai người nhưng chẳng bớt bơ vơ” (Xuân Diệu). Trăng sáng đẹp, nhưng tâm hồn không đồng điệu nên cứ vẫn cảm thấy bơ vơ, trống vắng.

Là thế đó, đôi khi cái lạnh lùng của bạn lại kết nối ấm áp cho tôi. Và sự lăn tăn, giả tạo lại gây hẫng hụt và thất vọng. Cô đơn là thuộc tính của con người, không dễ đi - đến, sống - chết như thường nghĩ.

Thời trẻ, chúng ta hay lấp đầy khoảng trống đời người - không phải khoảng trống cô đơn - bằng công việc, các mối quan quan hệ, những cuộc vui, trận cười. Vậy mà vẫn có những khoảng lặng rợn người bất chợt chen vào, làm nước mắt phải ứa ra.

Về già, dẫu muốn gọt tỉa bớt các mối quan hệ râu ria vẫn cứ thấy khó. Nên rồi lại tự chuốc lấy xa xót. Cần phải biết trân quý-không cần nhiều - những tình cảm đẹp, chân thật, những đồng điệu, sẻ chia ấm áp là vì thế.

“Nhiều khi thích một mình nhưng sợ cô đơn…”. Không, không đâu bạn ơi, một mình chưa hẳn đã cô đơn. Bằng chứng là tôi đang một mình đây, mà ly cà phê sáng vẫn thơm, mắt lá vẫn trong, môi hoa vẫn tươi...

Tôi cũng gọi bình minh thức dậy, nhưng không phải vì sợ cô đơn, mà để kịp soi rõ đâu đó những khuôn mặt người, không dễ thương bằng bộ mặt của cây lá ngoài kia. Cũng là để định rõ-cho tôi và cho bạn - đâu là giọng cười vui và nỗi trầm tư đích thực.

Theo TIÊU ĐÌNH (QNO)

Có thể bạn quan tâm

Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...