Tình thương lay động tâm can

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tình thương là kho của cải vô tận có trong mỗi người, nếu cho và nhận đúng cách sẽ làm cho cuộc sống ấm áp hơn.
1. Đến tháng nhận lương, anh bạn tôi đều mua một bao gạo 50 kg mang tới tặng ngôi chùa đang nuôi trẻ mồ côi ở Phố núi Pleiku. Anh nói của ít lòng nhiều, hành động cho đi ấy khiến anh thấy tình thương trong chính con người mình được đong đầy mỗi ngày. Đó cũng là điều anh cảm thấy hạnh phúc với cuộc đời.
Trong thời gian Phố núi Pleiku thực hiện giãn cách xã hội để phòng-chống dịch bệnh, chàng trai nghèo Đức Thuận chạy Grap kiếm sống đã sẵn sàng san sẻ 20 gói mì tôm cho những người khốn khó hơn mình và vui vẻ với số mì ít ỏi còn giữ lại để cầm cự qua những ngày khó khăn. Đó không chỉ là 20 gói mì mà là tình thương của Thuận sẵn sàng trao đi không cần lý do.
2. Mới đây, một đứa em buồn rầu nói với tôi rằng, em đang giận ba lắm, mấy nay hai cha con không nói chuyện với nhau. Nguyên nhân chỉ vì “ba em có bồ”, dù rằng ba mẹ em ly hôn đã lâu. Tôi chưa gặp người cha đó nhưng những gì đứa em cho biết thì đó là một người cha đầy tình thương và trách nhiệm. Biết em yêu thích thể thao, người cha đã mua cho em những đôi giày chạy bộ thật tốt. Hay món quà sau khi em thi đậu tốt nghiệp là 1 chiếc điện thoại iPhone đời mới. Mỗi khi đi làm xa, ông thường gọi điện về hỏi xem em ăn gì, có ăn đủ bữa không. Người cha ấy lo lắng cho em không chỉ vì trách nhiệm mà còn là tình yêu, muốn bù đắp cho con thật nhiều sau khi cuộc hôn nhân của ông đổ vỡ, khiến mẹ con em phải chia lìa.
Tôi nói em cần phải hiểu rằng người lớn họ cũng cần được lo lắng, quan tâm, yêu thương, cần có người để chia sẻ. Con cái rồi sẽ có cuộc sống riêng của mình, khi em đủ lông đủ cánh. Ai cũng biết em rất thương ba, lo cho ba, nhưng em không thể độc chiếm ba cho riêng mình. Tình thương không thể đi liền với sự ích kỷ. Đứa em nghe ra cũng hiểu chuyện.
3. Gấp lại trang cuối cuốn sách “Đường xưa mây trắng” của thiền sư Thích Nhất Hạnh, tôi như ngộ ra nhiều điều. Từ những điều thiền sư viết, tôi hình dung lại hành trình cuộc đời của mình. Trên con đường đó, tôi hiểu được tình thương của gia đình, bạn bè, người thân, mà đôi khi không tự nhận ra. Cảm nhận được tình thương từ mọi người giúp tôi biết ơn cuộc sống và trao đi tình thương như một lẽ tự nhiên.
Con người luôn sẵn tình thương, chỉ là cách chúng ta đón nhận tình yêu thương ấy như thế nào và trao đi ra sao. Nhịp đời hối hả có khi khiến người ta sẵn sàng bỏ qua thứ của cải ấy để đuổi theo những giá trị xa vời thực tại. Tình thương phải được thể hiện bằng lời nói, bằng hành động cụ thể. Có người chọn trao tình thương bằng cách cho đi như chàng trai chạy Grap Đức Thuận hay anh bạn đồng nghiệp, có người chọn tham gia vào các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ cộng đồng. Đại dịch Covid-19 gây ra những tổn hại, mất mát to lớn nhưng cũng giúp chúng ta chứng đắc được giá trị của tình thương. Sự san sẻ vật chất, tinh thần đã giúp nhiều phận người nhỏ bé không bị bỏ lại. Nguồn năng lượng lớn lao từ tình thương có thể xoa dịu và chữa lành. Trong “Muôn kiếp nhân sinh” (Nguyên Phong), nhân vật Thomas chứng kiến điều kỳ diệu: Những đứa trẻ ốm yếu, bệnh tật được chữa khỏi bệnh không phải bằng thuốc mà bằng tình thương. Những câu chuyện tình thương làm lay động tâm can giúp mỗi người cảm thấy biết ơn, trân trọng những giá trị cuộc sống đem lại để tiếp tục lan tỏa yêu thương theo cách của mình.  
MINH CHÂU

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.