Tản mạn rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Rừng có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người cũng như môi trường. Rừng cung cấp nguồn gỗ, củi phục vụ cho nhu cầu xây dựng và sinh hoạt của con người. Trong nhà, chắc chắn không thể thiếu một miếng gỗ hay thanh củi. 
Từ là cây đòn dông, rui, mè, cây cột, tấm vách cho đến tấm phản, chiếc giường, bộ bàn ghế hay cái tủ để thờ tổ tiên ông bà. Cũng như ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những ngôi nhà sàn, nhà dài, nơi sinh hoạt cộng đồng đều cấu thành từ gỗ. Thậm chí nó cũng được sử dụng thành những vật dụng bình thường như tấm thớt, tấm đòn ngồi... vô hồn mà thực dụng.
Đối với những công trình khác, gỗ cũng không thể thiếu. Và gỗ còn vượt không gian để xuất khẩu các loại hàng mỹ nghệ. Gỗ làm cầu bắc qua sông, suối phục vụ giao thông đường bộ, làm tà vẹt cho những đường ray tàu lửa xuyên suốt từ Bắc vào Nam; gỗ cùng với con người vượt sóng ra khơi bằng chiếc tàu để thu về những loài hải sản phục vụ cho nhu cầu đời sống hàng ngày. Vâng, phải nói rằng gỗ không chỉ đứng nguyên trên những cánh rừng mà nó len lỏi khắp mọi vùng miền của đất nước. Nó là người bạn thân thiết của chúng ta từ ngàn xưa.
Rừng không chỉ cho gỗ mà còn có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người cũng như môi trường, chẳng khác nào một chiếc máy điều hòa không khí khổng lồ. Rừng tạo ra oxy, lưu giữ nguồn nước. Rừng là nơi cư trú của nhiều loài động-thực vật và lưu giữ nhiều nguồn gen quý hiếm. Tác dụng của rừng không sao kể hết, chính nó đã bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn, bảo vệ sản xuất. Vai trò và lợi ích của rừng không những thấy được ở mặt nổi mà nó còn lợi ích ở mặt ngầm liên quan đến sức khỏe con người. Ngoài ra, độ che phủ của rừng còn là chỉ tiêu an ninh về biến đổi khí hậu trên trái đất.
Minh họa: Thủy Ngọc
Minh họa: Thủy Ngọc
Giá trị của rừng rất lớn. Thế nhưng do quan niệm sai lầm của một ít người, rừng bị tàn phá làm nương rẫy, trồng bắp, trồng mì phục vụ cái ăn trước mắt. Vì thế, nạn phá rừng ngày càng nhiều dẫn đến tình trạng lũ lụt gây chết người, hại của. Ai cũng nhận ra điều đó, nhưng vì lòng tham, vì tính ích kỷ dẫn đến nạn phá rừng không thương tiếc của một bộ phận lâm tặc ngày đêm lén lút khai thác. Cha ông ta thường nói “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”. Ấy vậy mà lời báo động trên không ngăn cản được sức hủy diệt rừng ngày càng trắng trợn, tinh vi đến lúc rừng phải “kêu cứu”.
Phải chăng thuyết Vô vi của Lão Tử từ ngàn xưa đã nhận ra điều ấy. Vô vi nghĩa là không làm nhưng không phải không làm là lười nhác mà không làm ở đây là làm ngược lại với tự nhiên và xã hội quanh ta. Cả thế giới hiện nay đã báo động về biến đổi khí hậu và kêu gọi chung tay phòng-chống biến đổi khí hậu trước nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Không nói đến trên thế giới mà chỉ nhìn riêng ở nước ta thôi cũng đã rõ. Môi trường sống ngày càng khắc nghiệt hay nói cách khác là sự trả thù của mẹ thiên nhiên đối với con người là nhãn tiền mà chúng ta phải gánh chịu. Nhiệt độ trên trái đất ngày càng nóng lên, lũ lụt ngày càng nhiều gây nên bao cảnh thương tâm. Thậm chí sau những trận lũ lụt lại gieo mầm dịch bệnh bùng phát.
Trước đây, thời tiết chuyển động theo mùa, theo quy luật rất dễ đoán định. Nhưng hiện nay khó có thể nhận biết thiên tai xảy ra lúc nào, mùa nào. Sự biến động của thiên nhiên luôn rập rình mặc dù với khoa học kỹ thuật tiến bộ đến đâu cũng chỉ dự báo cận kề chứ không thể ngăn chặn được sự tàn phá của nó. Ngoài sự tàn phá của bão lũ, con người còn phải đương đầu với nạn sóng thần, động đất... Người dân đồng bằng sông Cửu Long còn nơm nớp lo ngại hiện tượng ngập mặn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, cây trồng mà trước đây hiếm khi xảy ra. Vùng núi cao ở miền Bắc và miền Trung năm nào cũng xảy ra hiện tượng sạt lở đất vùi lấp nhà cửa, gây chết người.
Vâng, những biến đổi khí hậu thất thường, diễn biến thiên tai phức tạp đang đe dọa đến mạng sống và thiệt hại nặng nề đến đời sống con người. Có nhiều nguyên nhân để lý giải, nhưng nguyên nhân trực tiếp và nguy hại chính là do nạn phá rừng. Những kẻ dã tâm chỉ vì lợi ích cá nhân mà quên đi tác hại của việc mình làm. Phá rừng không chỉ hủy hoại của cải tài nguyên quốc gia mà tác hại của nó có thể còn kéo dài chưa biết đến bao giờ. Chất lượng cuộc sống sẽ ra sao cho nhiều thế hệ tương lai khi mà độ che phủ rừng không còn nữa?
Chúng ta hãy chung tay giữ lấy rừng, đừng để cửa rừng đã đóng mà “máu rừng vẫn chảy”!
NGUYỄN TẤN HỶ

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.