Hương sắc Trung thu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đêm thanh vắng. Bỗng đâu đó vang lên những tiếng tung tung. Lúc đầu còn xa xôi, mơ hồ, nghi hoặc. Nhưng rồi cố lắng tai nghe, đó chính là âm thanh quen thuộc của tiếng trống ếch vọng đến từ một nhà nào đó trong xóm. Ngước lên vòm trời đùng đục trong tiết chính thu, mảnh trăng thượng huyền đang dần bồi lên những vòng sáng bạc, như lời nhắc Tết Trung thu đã đến thật gần.
Thông thường vào độ này, đường phố đã ngập tràn sắc màu. Nổi bật lên cả là màu vàng và đỏ, những sắc màu của đồ chơi dành cho trẻ em được bày bán bên cạnh đủ loại bánh ngọt, bánh nướng, bánh dẻo. Trung thu bây giờ dường như là ngày cả xã hội dành cho con trẻ. Trẻ con thời nào cũng được yêu thương, quan tâm, chăm sóc chứ không phải chỉ bây giờ. Có điều, cuộc sống giờ đã bớt khó khăn, mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai đứa con thì trẻ con lại càng được quan tâm hơn. Từ các cơ quan, trường học đến các tổ chức đoàn thể, chỗ nào cũng tổ chức hoạt động vui đón Trung thu cho trẻ em. Bố mẹ làm cơ quan nhà nước thì có Công đoàn, Đoàn Thanh niên đứng ra tổ chức, gửi giấy mời hoặc báo với cha mẹ đưa các cháu đến vui văn nghệ, phá cỗ, xem múa lân. Không có điều kiện tập trung thì gửi một phần quà nhỏ cho các cháu. Các tổ dân phố vào dịp này cũng cử các hội, đoàn thể tổ chức cho các cháu vui hội trăng rằm, tạo nên không khí rất vui tươi. Thậm chí, những tổ chức từ thiện, trong dịp này, cũng xuống tận các thôn, làng vùng sâu, vùng xa để giúp trẻ em đón Tết Trung thu thật đầm ấm.
Với những gia đình sống ở thành thị, Trung thu thường là dịp mua đồ chơi cho trẻ nhỏ. Đồ chơi bây giờ vô cùng phong phú, đa dạng, màu sắc, hình dáng bắt mắt, chất lượng đáp ứng với đủ loại nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Từ đầu lân bán kèm với quần áo và các phụ kiện múa lân như trống, mặt nạ ông địa đến các loại mặt nạ của các nhân vật nổi tiếng, được trẻ em yêu thích trong các phim thiếu nhi. Các loại lồng đèn cũng vậy, đủ kiểu dáng, chủng loại, đáp ứng được sở thích của từng độ tuổi. Chỉ mất dăm phút đưa con đến quầy tạp hóa là có thể sắm cho con một món đồ chơi đúng với ý nguyện của con, phù hợp với túi tiền của cha mẹ. Bên cạnh đồ chơi là các loại bánh Trung thu, cũng đa dạng, phong phú với nhiều mức giá khác nhau. Ngoài các loại bánh dẻo, bánh nướng hình mặt trăng, nhân đường đậu truyền thống, hiện nay, đánh vào tâm lý trẻ em, những nhà cung cấp đã sản xuất ra các loại bánh nướng với hình thù ngộ nghĩnh như hình các con thú dễ thương, nhân vật hoạt hình với rất nhiều hương vị khác nhau... Những năm gần đây, các loại bánh “handmade” có vẻ như được ưa chuộng hơn vì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhất là trong hoàn cảnh dịch bệnh, giãn cách xã hội hạn chế việc đi lại, bánh Trung thu “handmade” được nhiều người, nhiều gia đình lựa chọn.
Minh họa: Thủy Ngọc
Minh họa: Thủy Ngọc
Mỗi năm, cứ đến dịp này, dẫn các con đi mua đồ chơi, bánh ngọt, nghe tiếng trống lân tung tung, nhìn những chiếc lồng đèn nhấp nháy, lòng lại rộn lên nỗi nhớ về những Trung thu đã trôi qua lâu lắm. Ngày ấy, đồ chơi Trung thu chỉ là những chiếc đèn ông sao năm cánh tự làm từ những thanh tre và dán giấy xé ra từ những trang vở cũ. Nhà nào “xịn” hơn thì được ông bố khéo tay làm cho chiếc đèn kéo quân từ những mảnh giấy màu. Thế là đủ để hãnh diện được xách chiếc đèn đi đầu tiên trong hàng quân nhí trong đêm rước đèn ngân nga sướng vui suốt tháng. Ngày rằm, mẹ nghỉ buổi làm đồng, thêm buổi chợ mua sắm về chuẩn bị cỗ trông trăng cho các con. Mẹ rang đậu phộng, thắng đường để đổ mẻ kẹo. Mẹ xay bột nếp nấu thêm nồi chè trôi nước. Tối đến, đợi mẹ thắp hương xong thì xin lộc, đem những thứ ấy ra sân phá cỗ với bạn bè. Mâm cỗ tháng tám có thêm trái bưởi da ram rám vàng vì nắng và những quả ổi, quả na chín thơm lừng hương mùa thu được hái từ vườn nhà. Những đêm phá cỗ dưới luênh loang trăng vàng và ánh sáng lấp lánh hắt ra từ những chiếc đèn ông sao, theo bước chân bạn bè rồng rắn trên con đường làng vẫn như còn nguyên vẹn trong lòng mỗi độ tháng tám đưa mùa thu về cùng ánh mắt trẻ thơ ngời lên niềm vui trong trẻo.
Có khi nào bạn thèm cảm giác được quay về những ngày thơ ấu, được xách chiếc đèn ông sao năm cánh hòa vào một đêm trăng tháng tám cùng đám bạn cất vang lời hát đón Trung thu?… Có những thứ đã rất xa theo thời gian, nhưng vẫn ngọt nguyên trong dịu dàng hồi ức. Ngọt như thanh kẹo giòn tan trong miệng, như chiếc bánh trôi nước dẻo thơm the ngọt hương mùa thu dịu lành, rộn rã tan trong tiếng trống múa lân tung tung tung. Đêm vẫn vắng lặng, thỉnh thoảng tiếng trống ếch lại vẳng lên, xa xôi, thăm thẳm. Tôi mường tượng và ước mong một ngày không xa, đường phố lại rộn rã, sắc màu lại ngập tràn, sự sống trở lại nếp thường nhật, yên bình...
ĐÀO AN DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...