Nhớ phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Có ai sống trong lòng phố mà lại nhớ phố đến quay quắt như tôi không? Câu trả lời hẳn là có, nhất là trong mùa dịch Covid-19, khi mà phố đang lặng lẽ đìu hiu những ngày giãn cách xã hội. Những ngày này, lòng cứ như rộng dài ra mãi, cứ mênh mang mà chẳng hiểu nổi buồn vì lẽ gì. Phải chăng, sự quạnh hiu ít kết nối khiến cho người ta thấy cô đơn giữa lưng chừng phố, để mà nhớ, mà thương tháng ngày ríu rít bên cạnh những tình thân.
Phố ngày giãn cách chìm ngập trong mưa. Có lẽ bởi thế mà phố đang buồn như lại buồn hơn nữa. Sự ướt át khiến người ta so vai vì lạnh. Cái lạnh này có lẽ không chỉ tác động từ ngoại cảnh, mà nội tâm con người cũng đang chùng lại mong tìm chút ấm áp yên lành. Tôi có một thói quen từ ngày còn son rỗi là một mình một xe rong ruổi khắp các ngõ ngách nội thành rồi lại tà tà ra ngoại ô, chỉ để tận hưởng cái cảm giác cô đơn. Những con hẻm nhỏ trong lòng phố zích zắc khiến đôi lúc tôi nhớ quay quắt Sài Gòn, nơi tôi gởi năm tháng thanh xuân với bao niềm vui, nỗi buồn trong veo màu nắng. Các hàng quán tôi tìm đến cũng ngoằn ngoèo trong hẻm nhỏ vì nó phù hợp với túi tiền của sinh viên nghèo. Bởi vậy, khi thả mình vào lòng phố và lòng vòng trong ngõ hẻm, tôi đã nhiều lần khựng lại với cảm giác quay quắt nhớ. Để biết rằng, với mình, hoài niệm là một thức quà bổ dưỡng cho tâm hồn.
Tôi chỉ có thể hẹn hò với một vài người bạn tâm giao vào những ngày nghỉ cuối tuần. Những hẹn hò ấy bao giờ cũng làm tôi lúng túng khi phải lựa chọn một trong những điểm đến để hàn huyên. Phố có những quán cà phê được đầu tư bài bản, thoáng đãng cho cả nhóm bù khú chuyện trò sau một tuần làm việc căng thẳng. Mà chẳng hiểu sao, lúc nào tôi cũng chỉ chọn cho mình góc ngồi khiêm tốn ở một quán vắng thưa người. Có lẽ tôi đã già trước tuổi từ bao nhiêu năm rồi. Hay vì ở những góc phố riêng tư ấy, tôi và tình thân có thể thủ thỉ với nhau bao nhiêu chuyện trên trời dưới bể, kể cả chuyện lòng mình khó mà nói cùng ai. Có khi chẳng cần phải nói với nhau điều gì, chỉ ngồi đó, mỗi người miên man với suy nghĩ đuổi nhau trong đầu, hoặc im lặng lướt Facebook, hay đọc nốt những trang sách còn dang dở. Vậy mà những buổi sáng cuối tuần với phố lại nhẹ nhàng đến lạ. Để những lúc này bỗng chợt nhận ra, mình với phố như là một mối thiện duyên.
Minh họa: Thủy Ngọc
Minh họa: Thủy Ngọc
Hồi mới về lại phố, phố nhỏ xinh chứ chưa rộng rãi như bây giờ. Ngày đó, có một người bạn xa về thăm phố. Tôi chở anh đi dạo phố đêm bằng chiếc xe máy cọc cạch của mình. Mà Pleiku thì dốc là đặc sản, có những con dốc cao như dốc “lò bò”, hay ngay cả trục đường chính Hùng Vương dốc cũng “dựng đứng” chứ chưa thoai thoải như bây giờ. Mỗi lần ngang qua những con dốc ấy, anh bạn đều bấm vai tôi hỏi “liệu em có đi được không?” Chắc anh sợ xe “chết máy” giữa chừng, hoặc có vấn đề gì thì cái chuyện đẩy xe cũng là một vấn đề. Khi rời Pleiku, trong lá thư gửi tôi, anh khen Pleiku có những con phố đẹp nhất, thơ mộng nhất anh từng biết. Tôi tin lời anh nói từ bấy đến giờ.
Phố Pleiku hiếm hoi mới có dịp kẹt xe. Mà bỗng dưng những dịp hiếm hoi ấy lại làm lòng người tưng bừng chật chội, kiểu như thấy được sự nhộn nhịp phố phường làm người gần người hơn. Đó là khi những đêm Trung thu rộn rã tiếng trống lân, khi những đoàn xe hoa diễu hành mừng ngày lễ lớn qua tất cả các cung đường chính. Phố lúc ấy vừa lung linh ánh điện, vừa nhộn nhịp người qua lại lẫn những âm thanh sống động với bao ánh mắt háo hức của trẻ con. Dường như những ngày đó, người dân ở phố lại muốn ra đường, muốn hòa vào dòng người xe để được sống trọn vẹn cảm xúc náo nhiệt của phố. Một sự khác biệt so với những bình lặng thường ngày vốn dĩ. Mà có khi, những giản dị bình thường lại khiến người ta trông chờ những điều khác biệt, dù chỉ thảng hoặc mới đến, nhưng sẽ neo đọng lại rất lâu trong tâm trí mỗi người.
Với phố, mỗi người sẽ có một lát cắt riêng cho mình để mà ấp iu, gìn giữ, để mà lưu luyến. Tôi cũng đã giấu cho riêng mình những ngọt ngào với phố, để những ngày đang sống trong lòng phố là những ngày đáng sống. Dẫu cuộc đời trao cho tôi không ít thử thách lẫn cám dỗ gọi mời từ nơi chốn khác nhưng con tim đã ghi dấu những bình yên nơi này. Những hẹn hò với phố luôn là nỗi khắc khoải trong lòng. Đến nỗi, khi còn đang sống trong vòng tay phố, tôi vẫn nhớ đến quắt quay ngày phố bình thường. Niềm thương yêu về một ai đó, hoặc mảnh đất nào đó, có lẽ sẽ mãi là lý do để cho tôi tự nhủ mình rằng: cứ sống và nhẹ nhàng yêu phố. Phố sẽ trả lại cho mình những an nhiên…
NGÔ THANH VÂN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.