Nhàn đàm: Nhớ phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Anh nhớ phố phường dã man!”. Câu này, một đồng nghiệp của tôi đã thốt lên qua… tin nhắn trong nhóm. Cũng không ai quá ngạc nhiên.

Với một người quen la cà quán xá, thường xuyên đi công tác, ưa thích các chốn náo nhiệt, thì việc anh phải bó gối “núp” trong nhà cả tháng nay đúng là cực hình.

Một cô bạn khác kêu lên: “Có những lúc thật quái gở, thèm đi làm móng, gội đầu còn hơn bà bầu thèm ăn! Thèm cả món đậu hũ chiên nóng hổi ăn với bún và rau thơm, hoặc ly café cupuccino ở quán quen nữa chứ”!

Những thứ quá đỗi bình thường ấy, trong tâm dịch giã trở thành xa xôi và xa xỉ. Dù đấy là một phần của cuộc sống thường nhật trước đây của mọi người, mà vì dịch giã, nên đã phải chuyển sang tự cung - tự cấp - tự phục vụ các nhu cầu không thiết yếu như này.


Sài Gòn kiểu gì rồi cũng sẽ mạnh mẽ bước qua. Nhưng mọi thứ sẽ chẳng như xưa, giống như tâm thế con người sau một biến cố lớn sẽ luôn đổi khác. Ngay cả lúc này, chúng ta đang dần dà thay đổi nhiều. Trước, mùa nắng nóng mùa hè phải đến vùng biển vắng hay săn mây mờ trên núi, mới vui. Giờ, được đi siêu thị mua đồ ăn với khẩu trang kín mít đã là hạnh phúc. Trước, ra đường, “mặt tiền” lúc nào cũng phải điểm tô chút son môi, chống nắng. Giờ, “trang sức” chỉ cần mỗi chiếc khẩu trang. Trước, cuối tuần phải tụ họp gia đình lớn hoặc đàn đúm ca hát với bạn bè. Giờ, chỉ cần nghe người thân, bạn bè chưa phải cách ly, chưa “gặp” “Cô gái tên Vy” đã thấy yên lòng. Trước, phải kiếm được tiền mới hài lòng. Giờ, mỗi ngày không phải mất tiền đã mừng lắm. Trước, sáng ngồi cà phê góc phố dịu dàng ngắm dòng người lại qua mới là đúng điệu. Giờ được uống cà phê góc nhà ngắm hoa tự trồng, đã là thiên đường.

Kiểu như con người khi đứng trước lằn ranh sinh tử sẽ biết buông bỏ nhiều thứ hoặc xem vài điều ngỡ quan trọng bỗng thành nhẹ tựa lông hồng. Mọi được mất hơn thua vật chất dần dà trở nên ít ý nghĩa hơn, khi phải lo âu về những điều sống còn. Nhắc nhau ở yên một chỗ, dành nhiều thời gian cho gia đình, hỏi han và chúc nhau bình an mỗi ngày.

Sau dịch, điều đầu tiên bạn muốn làm là gì? Nơi đầu tiên bạn muốn đi là đâu? Người đầu tiên bạn muốn gặp là ai? Sẽ có nhiều ước ao được thổ lộ. Nao nức. Da diết. Kẻ lạc lại nơi xa nhớ nhà. Người lâu lắm không về thì nhớ quê. Nhớ hồ nhớ sóng. Nhớ tiếng kèn xe đông đúc. Nhớ cảnh chợ búa xôn xao. Nhớ đồ ăn thức uống xô bồ. Và nhiều nhất là mông lung nhớ phố. Nơi chính bản thân mình đang sống.

Nhưng sau dịch là khi nào?

Mà dù khi nào đi nữa, thì Sài Gòn cũng vẫn luôn mạnh mẽ hướng về ngày ấy.

 

Theo Hoàng My (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.