Thử điều mới mẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Con trai nhỏ của tôi có cái tánh ăn uống rất kỳ. Thứ nào ưng thì ăn rất nhiều, rất nhanh, rất hứng thú.

 
Con trai nhỏ của tôi có cái tánh ăn uống rất kỳ. Thứ nào ưng thì ăn rất nhiều, rất nhanh, rất hứng thú.
Con trai nhỏ của tôi có cái tánh ăn uống rất kỳ. Thứ nào ưng thì ăn rất nhiều, rất nhanh, rất hứng thú.



Nhưng phải là món quen, đã từng nếm qua. Còn thử món mới là khái niệm “không có trong từ điển” của thằng bé. Danh mục thức ăn của cậu nhóc vì thế mà nghèo nàn, quanh quẩn tới mức cũng hơi đáng lo.

Để khuyến khích con chịu khó mở rộng thực đơn cho đa dạng, phong phú, đủ chất, tôi toàn phải dùng chiêu: dỗ dành, làm mẫu, nịnh nọt, thậm chí là… lừa con. Không ít món, ban đầu thằng nhóc nhất định chẳng đụng đũa, nhưng khi đã thử qua rồi thì mê mẩn, trở thành món ruột ưa thích. Nhân đó, tôi tranh thủ dạy con rằng, sống là phải dám liều lĩnh dấn đến những điều mới mẻ, ăn thử món mới, đi một chỗ khác lạ, làm những điều không giống với đa số thông thường.

Có chị bạn, vốn rụt rè nhút nhát, đi đâu làm gì cũng ngại, thường phải có ai đồng hành mới dám. Trong một lần “bốc đồng”, chị đã can đảm lựa chọn chuyến đi một mình. Một mình xuống sân ga, tiếp xúc với những người xa lạ, trải vài ngày lẻ loi tại một hòn đảo chưa từng lai vãng. Ở một mình. Ăn một mình. Chị bảo, nghe qua thì giống… tự kỷ, nhưng đó là mấy ngày hiếm hoi chị được yên tĩnh, tránh xa điện thoại và công việc, đơn giản chỉ là đọc sách và ngẫm nghĩ, lúc nào mệt thì ngủ. Vậy thôi. Mà chị bảo, vô cùng biết ơn cái quyết định nhất thời kỳ quặc lúc ấy. Nhờ vậy mà chị đã vượt qua được chính mình, có vài trải nghiệm lạ lẫm khó quên.

Từng có lần, sếp tôi khuyên một nhân viên tập sự rằng, em nên “bung” ra mà sống, đừng chăm chăm tích cóp, lo âu nhiều vậy. Liều lĩnh bất chấp thì không tốt, nhưng co ro quá cũng rất đáng tội. Yêu được cứ yêu, em đừng sợ thất vọng hay băn khoăn “liệu họ có cưới mình không” khi bắt đầu một mối quan hệ. Hãy mạnh dạn bước ra khỏi cái vỏ an toàn bé nhỏ của mình, đón nhận thế giới rộng mở. Thanh xuân của một đời người nhanh lắm, cứ sống đi em, chớ nên lãng phí bằng sự nhạt nhòa hay cố thủ, em à…

Cuộc sống không phải đích đến, mà là ở hành trình. Nên khi dám làm một thứ gì đó khác với thói quen, với sở trường, với thường nhật thì đó cũng chính là khi ta cho bản thân một cơ hội. Tránh khỏi sự nhàm chán, cuộc sống khởi sắc hơn, “làm mới” lại chính mình sau một thời gian ì ở cái văn phòng rù rì máy lạnh, hoặc đều đều giống như một cỗ máy công nghiệp. Mới không phải lúc nào cũng là tốt, là hay, là tuyệt vời. Càng chẳng phải là rủi ro, là thất bại, liều lĩnh bất chấp. Điều mới mẻ càng không hẳn lúc nào cũng cần vĩ mô. Đôi khi chỉ cần là khác đi. Bạn quen đi làm bằng con đường đó, lối đó, bao năm nay rồi. Sao hôm nay không thử liều lĩnh chạy dọc theo bờ kè, ngắm mùa hoa kèn hồng đã về trong thành phố... Bạn mê vẽ vời tranh ảnh, bạn thích kinh doanh thay vì bó buộc... Thậm chí, bạn khao khát sở hữu một hình xăm, bạn muốn chọn lại đời độc thân, bạn muốn đặt chân tới châu Phi? Điều gì khiến bạn chưa dám “triển”? Nếu chỉ bởi rụt rè e sợ hoặc lười thay đổi, thì bạn còn chần chờ gì cơ chứ!

Theo HOÀNG MY (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.