Hương phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi lãng đãng đếm bước dưới những gốc thông già. Mưa trên chiếc ô chỉ vờn vờn nhẹ. Nhựa thông tỏa ra quyện với làn mưa mỏng sáng nay có mùi dễ chịu quá đỗi. Từ ngày phát hiện ra bốn cây thông nằm len giữa những cây cổ thụ khác trong sân trường, cứ mỗi giờ giải lao, tôi lại lấy cớ đi bộ ra cổng. Đếm nhịp bước chân đều đều và đi đến chỗ hàng thông. Những thân cây thẳng tắp, cao vút, có cả mấy nhánh phong lan sống gửi đu đưa trên kia. Tôi đoán hàng thông xấp xỉ tuổi mình. Cái tuổi chưa già mà cũng không còn quá trẻ.
Phố bắt tôi phải chầm chậm vòng xe khi nghe mùi cà phê rang xay quen thuộc. Ngoài các quán cà phê lớn, nhiều gia đình đã có máy tự rang xay, chế biến. Sáng sớm có mưa phùn và sương mù, phố vẫn uể oải với những vòng xe quay chậm, nhưng mùi cà phê kia sẽ khiến người ta tỉnh táo và sảng khoái hơn rất nhiều.
Ban sáng, ngang qua những quán phở thấy sực nức mùi thơm. Bàn tay tài hoa của người chủ quán đã tạo nên món phở khô hai tô ngon nức tiếng của người Gia Lai. Mùi rau quế, hành thái, tương đen, mùi của nồi nước dùng được hầm nửa ngày đã quyện vào béo ngậy cùng với quế, hồi, gừng...
Nhưng hương phố không chỉ có phở. Nhắc tới đây tôi nhớ tới quán mì Quảng trong hẻm Tuệ Tĩnh. Quán bé tẹo teo nhưng đông khách vô cùng vì giá bình dân và vị mì đặc trưng xứ Quảng. Nước dùng ít, ghế ngồi thấp như ngồi xổm ven đường ở phố cổ Hội An.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Ban trưa, dừng xe ở đèn đỏ hay chạy ngang qua cửa hàng bánh nướng thì bụng dạ lại có dịp sôi réo ầm ì. Có lần trời mưa, lúc hẵng còn độc thân, mấy hôm liền tôi thất tình, không thèm rời khỏi nhà và không quan tâm ăn uống. Ấy vậy mà khi đi ngang đường Cách Mạng Tháng Tám, chỗ đèn đỏ nghe mùi bánh Paparoti nướng dậy mũi, tôi tự nhủ: “Mình đang làm cái quái gì với bản thân vậy chứ”. Hôm nay nghe mùi bánh tỏa ra ở góc quen ấy, tôi lại rẽ vào, chọn hai cái bánh nướng làm quà cho con.
Trên con đường nhá nhem tối và lấp loáng nước, tôi nghe trong gió đưa mùi hương quen. Đó là hương thơm của cây hoa sữa xù xì ở góc đường Nguyễn Thái Học. Với nhiều người, hoa sữa chỉ thơm khi gió nhẹ đưa hương chứ còn gần thì nồng lắm. Nhưng tôi thích cái vị nồng nàn ấy. Tôi thích hít hà hương thu đặc trưng của Hà Nội mà không cần phải đi xa. Ngay phố tôi, Pleiku cũng gợi nên biết bao cảm xúc.
Trời lúc nắng, lúc mưa. Cũng chẳng sao cả. Mỗi ngày, tôi chọn nhẩn nha, lẩn thẩn để thưởng thức những vị hương đặc trưng của phố, một món quà mà có lẽ không phải ai cũng nhận ra ngay bên cạnh mình.
TẠ NGỌC ĐIỆP

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...