Miền rêu phủ...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trên những dấu vết của đền đài dường như nghe được cả trăm năm với lời cỏ cây xa xưa vọng lại.

Một góc phía trước lăng Khải Định (Huế) - Ảnh: Khả Hòa
Một góc phía trước lăng Khải Định (Huế) - Ảnh: Khả Hòa


Và mỗi lần về Huế cứ có cảm giác như được chạm tay vào từng dấu rêu, được đặt chân vào quá khứ. Cứ ngỡ như là một cuộc hành hương về lại với những ký ức ngậm ngùi bởi Huế mang riêng mình một nét đẹp mà buồn, rất buồn... Cái buồn của Huế không rõ ranh giới, không mang hơi hướng của lý tính, vì thế mà nó lãng đãng như một nửa câu thơ... Chỉ một nửa thôi, nửa còn lại chờ người cố xứ mang về xứ thâm trầm của mưa, của nắng, của bỏng rát gió Lào mùa hạ.

Huế nhỏ xinh về không gian mà rộng về thời gian, nên mỗi khi về Huế thì dường như con người sẽ sống trong một khoảng thời gian với những khoảnh khắc bất chợt đi qua: khi thì hoài niệm về quá khứ, lúc thì bâng khuâng với hiện tại và có khi thở dài với ngày mai.

Huế như một bà mẹ già nua, trầm ngâm với những biến động, nhưng vẫn còn đó dấu vết của một thời thanh xuân, vàng son ngày cũ, nên dù Huế hiện tại chỉ là một thành phố nhỏ và ít đổi thay nhưng vẫn mang một phong cách của cố đô kinh kỳ ngày xưa được thể hiện qua cách ứng xử nhẹ nhàng và điềm tĩnh. Nói như thế không hẳn là đúng cả trăm phần trăm, có người sẽ nói ngay bằng một vài câu rất Huế “mi noái cứ như thiệt”, “Huế bựa ni chán lắm”...

 Biết nói răng chừ, cứ nghĩ Huế như căn nhà xưa của mình vậy, ngày cũ mình ở trong một cái xóm bình yên với những nếp truyền thống thân quen. Còn bây giờ cái xóm đó đô thị hóa, nhịp sống hiện đại thì khi về lại ngôi nhà cũ chắc phải nghe rất xôn xao tiếng nói của thị trường, phải nhìn những cô cậu bé với phong cách lạ lẫm, nhưng quan trọng là chỉ cần căn nhà xưa đó còn có mẹ già của mình với đường gân xanh gầy guộc, bạc phai sợi tóc ngày trẻ, vẫn lặng lẽ chờ con dưới mái hiên thì cũng như Huế vẫn còn. Những lăng tẩm, những dấu rêu khắc lên thành quách dù có phai bạc đi màu gạch, lở lói và cũ kỹ thì cũng mang lại cho Huế một dáng vẻ uy nghi trầm mặc lẫn nét tinh tế của không gian huyễn hoặc liêu trai. Người Huế xưa vẫn phong cách nói chuyện chậm rãi, từ tốn, vẫn còn những người con gái mong manh như sương khói đó chứ. Mà chỉ chừng đó thôi thì cũng khó quên Huế rồi đúng không, cần chi nhớ nhiều...

Đôi khi chỉ là tiếng “dạ thưa” giản dị chợt nghe đâu đó ở xứ người cũng làm xốn xang cõi lòng thương Huế, Huế ơi…

Theo BÙI HOÀNG LINH (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...