Đôi bàn tay cha

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong sơ yếu lý lịch của tôi, phần nghề nghiệp của cha là: Làm ruộng. Mỗi lần khai lý lịch, tôi luôn nắn nót hai chữ ấy bằng tất thảy tình yêu và sự trân trọng. Dù rằng cha vẫn thường nói: “Con cố gắng học hành để sau này không phải làm ruộng như cha nghe không?”.
Cuộc đời cha là những năm tháng lam lũ với ruộng đồng, bất kể mùa hè nắng rát bỏng hay mùa đông rét mướt tướp vào da thịt. Cha cần mẫn trên những thửa ruộng để cày cuốc, gieo sạ… Đôi bàn tay cha nổi từng cục chai sần, những chiếc móng tay vàng ố vì suốt ngày lấm dưới bùn đất, ruộng phèn. Ngày trước, mỗi lần cô giáo yêu cầu phụ huynh ký và viết xác nhận một vấn đề gì đó vào vở bài tập ở nhà của con, tôi vẫn nhớ đôi bàn tay chỉ quen cầm cuốc, cầm cày ấy cứ run run, những ngón tay khó khăn nắn nót từng nét, mãi mới hoàn thành được một dòng chữ cho con nộp cô giáo.
Mọi người thường bảo, cha tôi hiền như đất vậy. Trẻ con trong xóm ai cũng quý cha. Hễ nghe thấy tiếng leng keng phát ra từ chiếc xe đạp cũ, chúng biết ngay đó là cha tôi nên thi nhau chạy ùa ra đón để giành mấy chiếc kẹo cha lận túi sau cuộc họp thôn ban chiều. Những lúc như thế, tôi vẫn thường đứng ở chân dốc nhìn theo chiếc xe đạp ì ạch bởi sức trì của đám con nít. Còn cha thì vừa giữ cho tay lái vững vừa đảo mắt tìm tôi trong đám trẻ nít ấy để đưa viên kẹo ú có vị gừng mà tôi yêu thích.
Có lẽ, đôi tay cha mẹ luôn là tạo vật đẹp đẽ nhất trong đời mỗi đứa con. (ảnh internet)
Có lẽ, đôi tay cha mẹ luôn là tạo vật đẹp đẽ nhất trong đời mỗi đứa con. (ảnh internet)
Ngày đi học xa nhà, cha tiễn tôi với nụ cười rạng rỡ. Cầm tay tôi, cha bảo: “Tay con gái cha mềm thế này, sau này cầm bút chứ không cầm cuốc đâu!”. Bàn tay tôi mềm mỏng đan trong bàn tay cha thô ráp, chai sần. Trời đổ những hạt nắng vàng ươm trên mái đầu đã hai thứ tóc của cha, còn tôi siết tay cha thật chặt: “Cha nhớ giữ gìn sức khỏe nhé!”. Cha xua đi nhanh vì chỉ sợ tôi nhìn thấy giọt nước mắt rơm rớm bên khóe mắt. Nhưng tôi biết cha đang rất vui.
Ngày tôi lấy chồng, cha ân cần dặn dò mọi điều. Tôi ngân ngấn nước mắt, cha xoa đầu tôi cười trừ. Ánh mắt cha, nụ cười cha, vòng tay cha, cả mùi ruộng đồng ướp trên áo cha thật ấm áp xiết bao.
Mỗi lần tôi về thăm nhà, cha đều chuẩn bị nước bồ kết cho tôi gội đầu, cha bảo con gái gội đầu bằng bồ kết tóc mới đẹp. Từng gáo nước dội lên đầu tôi ấm ran, bàn tay khô ráp, xương xương của cha xoa nhẹ lên tóc tôi, chạm vào da đầu tôi. Hương bồ kết quyện vào hương tóc, quyện vào cả làn hơi đang phả ra từ giọng nói và tiếng cười rộn ràng của cha. Tôi nắm bàn tay chai sần, nhăn nheo của cha áp lên má mình.
Có lẽ, đôi tay cha mẹ luôn là tạo vật đẹp đẽ nhất trong đời mỗi đứa con. Đôi bàn tay ấy luôn sẵn sàng chìa ra cho ta nương vào mỗi lúc ngã lòng. Và cũng mãi mãi sẽ chẳng bao giờ buông tay ta, dù ta có khôn lớn!
PHÚC AN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...