Tạp bút: Đường rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đi đường rừng núi cho ta biết khám phá những loài hoa dại, cho ta biết nhìn xa, cho trái tim bất chợt mừng vui, những hẻm hóc, những hồ nước, sự mạnh mẽ chinh phục... Nhiều người chỉ vô tình đi qua đường rừng, nhiều người chỉ nghĩ đến khi rừng cho những cảnh đẹp và nhiều người cứ khao khát gần rừng, gần cây, gần màu xanh thanh tịnh. Những nhành lan nở rực từng nhánh như không cần biết đến xung quanh, trong đó có sự bình thản khoe sắc, ấy chẳng phải là vẻ đẹp mềm mại mà rất đỗi vô ưu của rừng sao.
Đi đường rừng gặp không ít lắt léo, đôi khi con đường phía trước mở ra một trải nghiệm thú vị. Biết đâu sẽ có một loài hoa lạ vươn mình ra bên những màu xanh quen thuộc. Biết đâu, cũng có một loài cây dương xỉ bản lớn mọc bên bìa rừng. Đôi lúc cũng có một chiếc xe chạy ngược xuống, phía sau chở nào là mật ong, rồi thỉnh thoảng có thêm cây quế thơm nức lòng.
  Minh họa: KIM HƯƠNG
Minh họa: KIM HƯƠNG
Mùi của đường rừng như thế nào nhỉ. Nếu hít một hơi thật căng lồng ngực sẽ nghe ra một vị gì đấy, man mát, thanh thanh, mùi của cây lá thường tạo cảm giác dễ chịu, nhất là khi đi trong một không gian ngập rừng cây như thế. Nó làm ta quên đi phố thị, quên những âm thanh buôn bán chật vật, quên cả những tháng ngày bịt mặt vì khói bụi. Nếu đứng trước biển, ta thấy mình nhỏ bé và muốn lên đường khám phá thì đứng trong khoảng xanh bao bọc của rừng, ta lại muốn mình được đắm chìm trong màu xanh ấy, hít thở bầu không khí ấy và để mắt thỏa thích khám phá thiên nhiên kỳ vĩ. Một loài hoa mới mọc lên. Một chiếc lá đã vàng hoặc một con bướm vừa thoáng đậu đã bay. Tất cả những điều ấy, quá đỗi hiền hòa, trong lành, sống động...
Đi rừng thì mang theo gì, nếu không ở nhà sàn và sinh hoạt cùng mọi người nơi ấy. Ta có thể mang theo một túi ngủ, một lều nhỏ và như thế có thể cùng bạn bè sống với nhau giây phút tĩnh lặng với thiên nhiên. Dừng chân nghỉ ngơi, hấp háy vui với nắng, giữa một đại ngàn xanh ngút tầm mắt. Nếu gặp một buôn làng, cảnh sống nơi ấy cũng thật đặc biệt. Em bé ở nơi này biết ẵm em, biết chặt củi, biết cho gà ăn, chó ăn. Người mẹ khoác lên mình chiếc khăn bắt chéo địu một em bé. Những mái nhà rông mạnh mẽ. Qua một đêm trời sương lạnh là một buổi sáng mát tràn trề rồi bắt đầu nắng lên. Không thể chối từ một khung cảnh rộng lớn giữa đại ngàn.
Cảnh thực bị bỏ quên trong màn sương huyền bí, đốm lửa nhỏ ấm cả một nỗi niềm. Đêm lạnh. Cái lạnh làm người ta thấy cần một ngọn nguồn ấm áp. Vậy nên, bên mỗi nhà sàn thường có một phần ngăn ra để có chỗ chứa củi. Lại thấy, bên ngọn lửa nhỏ, con người thêm gần nhau hơn... 
Một buổi sáng thức dậy, bếp lửa đặt giữa phòng, người tranh thủ nấu được ấm nước sôi, xong rồi bắc nồi nước lên, bỏ một nắm gạo... Cứ thế, bếp lửa cháy mãi, ấm mãi. Ta lại bắt đầu một ngày mới với đường rừng phía trước. Chẳng cần nói lời hò hẹn, thêm một lần quay trở lại, nếu ta không thực hiện được thì sẽ để trí nhớ kiếm tìm, đường rừng ơi.
 NGỌC LAN 

Có thể bạn quan tâm

Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...