Lời nhắn gửi từ quá khứ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày còn bé, tôi được ba dạy cho cách chơi trò gửi thư đến tương lai. Ba bảo: “Hãy viết cho người bạn của con, chính là con ở tương lai. Hãy thường xuyên hỏi bạn ấy về những điều bạn ấy đã làm được và con cũng nên kể cho bạn ấy nghe những điều con đã làm được”.
 Ngày còn bé, tôi được ba dạy cho cách chơi trò gửi thư đến tương lai.  (ảnh nguồn internet)
Ngày còn bé, tôi được ba dạy cho cách chơi trò gửi thư đến tương lai. (ảnh nguồn internet)
Sau đó, ba tôi sẽ giúp tôi dán những con tem và đem gửi ở thùng thư của bưu điện. Kỷ niệm về những ngày thơ bé ấy thật tuyệt. Bên cạnh những người bạn cùng trang lứa vẫn theo tôi đến trường, cùng tôi bày trò nghịch phá sau mỗi giờ học, tôi lại có thêm một người bạn mới sẵn sàng lắng nghe những câu chuyện tôi kể. Những bức thư ngày ấy cứ mỗi tháng lại được chuyển đi một lần, thế nhưng, mãi một thời gian sau đó, tôi chẳng nhận được một bức thư đáp trả nào, cũng chẳng được nghe những câu chuyện mà “bạn ấy” kể, tôi đâm ra chán. Rồi những người bạn mới, những trò chơi mới cứ kéo tôi đi mãi, khiến tôi quên đi trò chơi thú vị mà ba đã từng bày.
Tôi của hiện tại đang là một cô sinh viên năm cuối. Những áp lực của bài vở, thi cử khiến tôi luôn có cảm giác hụt hơi, bất an. Bao nhiêu kế hoạch, dự định cho tương lai được tôi vẽ nên như nghẽn lại trong thời gian này. Trước một bước ngoặt mới của cuộc đời, ai mà không lo lắng, thậm chí căng thẳng? Bỗng một ngày nọ, tôi nhận được một gói bưu phẩm, bên ngoài được đóng gói rất đẹp với lời nhắn lạ: “Gửi đến tôi của tương lai-Từ tôi trong quá khứ”. Lời nhắn ấy khiến tôi vô cùng tò mò và háo hức không biết bên trong có những gì. Từng bao phong thư đã ngả màu, được dán tem kỹ càng, những mẩu giấy học trò nhuốm màu thời gian được xếp một cách ngay ngắn. Những con chữ màu tím nhỏ nhắn, được nắn nót viết một cách cẩn thận. Là thư của tôi trong quá khứ gửi đến cho chính tôi. Trò chơi mà dường như tôi đã quên lãng từ lâu. Tôi đọc và đọc, như muốn nuốt lấy từng con chữ mà không sao ngăn nổi nước mắt.
“Ngày… tháng… năm, gửi tôi của tương lai. Hôm nay bạn có khỏe không? Còn mình hiện tại rất khỏe nha. Hôm nay mình vừa được cô giáo cho điểm 10 vì hát đúng Quốc ca đấy. Vậy bạn có được cô giáo cho điểm 10 không?”.
“Ngày… tháng… năm, gửi tôi của tương lai. Sao lâu rồi bạn không gửi thư cho mình vậy? Bạn bị ốm à? Mình hôm nay rất buồn vì bị điểm 8 môn Toán. Huhu, mình buồn lắm. Đã thế, con nhỏ kia còn dám vẽ bậy vào vở mình khiến mình bị cô giáo trách phạt. Nhưng mình không dám kể với ai…”.
“Ngày… tháng… năm, gửi tôi của tương lai. Chúc mừng sinh nhật bạn. Bất ngờ lắm đúng không? Đơn giản thôi mà, vì hôm nay cũng là sinh nhật mình. Năm nay, mình đạt danh hiệu học sinh giỏi đấy, mình còn được rất nhiều điểm 10 nữa. Sau này lớn lên mình muốn làm cô giáo, làm bác sĩ, còn làm tiếp viên hàng không giống mấy cô trên ti vi. Ba bảo mình phải cố gắng học giỏi hơn nữa. Nên mình đang cố gắng từng ngày đây này. Còn bạn thì sao? Chắc là bạn cũng đang cố gắng như mình đúng không? Vậy chúng ta cùng cố gắng nhé!...”.
Thì ra, đây là tôi trong quá khứ. Thì ra, lúc còn bé, tôi đã từng có những giấc mơ thật lớn, từng cố gắng nỗ lực hết mình để có được tôi của ngày hôm nay. Tôi vừa nghĩ lại vừa giận mình ghê gớm. Bởi chỉ một chút khó khăn tôi đã muốn buông bỏ. Tôi trong quá khứ đã từng mạnh mẽ đến nhường nào, từng thức đêm để học thuộc và hát đúng một bài hát. Từng làm đi làm lại một bài toán chỉ để lần sau có những số điểm cao hơn. Tôi của quá khứ chưa bao giờ học cách buông bỏ. Đọc xong những lá thư ấy, tôi nhấc điện thoại gọi về cho ba, cảm ơn ba thật nhiều vì đã gửi những lá thư ấy cho tôi đúng lúc. Những lời nhắn gửi từ quá khứ bỗng khiến tôi có động lực trở lại, khiến tôi bỗng thấy yêu đời hơn. Phải rồi, vì sống là không chờ đợi, vì mỗi khoảnh khắc qua đi đều là quý giá. Tôi của hôm qua đã cố gắng để tôi hôm nay đạt được nhiều điều, vậy tại sao tôi của hôm nay lại không tiếp tục nỗ lực vì tôi của tương lai?
Tôi mở toang cánh cửa sổ, đón những tia nắng ấm áp vào phòng, viết một lá thư dài gửi đến tôi của tương lai. Vì tôi hiểu, rồi sẽ có lúc chính tôi lại cần những lời nhắn gửi từ trong quá khứ…
Trúc Phương

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...