Phấn son phù phiếm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hôm rồi, tôi lục tìm cuộn kim chỉ để khâu lại chiếc áo thì vô tình bắt gặp hộp đồ trang điểm của mẹ. Chiếc hộp thiếc đựng bánh quy ăn xong được mẹ tận dụng làm hộp đựng mỹ phẩm. Bên trong chỉ có vài món đồ ít ỏi: Một thỏi son cũ sờn tróc lớp tên nhũ bạc, không còn nhận ra của thương hiệu nào. Một hộp kem nền xài đã quá nửa. Một cục phấn nụ màu hồng cánh sen mòn nhẵn ba mặt. Cây chì kẻ mày ngắn ngủn được chuốt đầu cẩn thận. Chỉ vậy thôi. Món nào cũng cũ, tôi nhìn mà xót xa.
  Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Mẹ chép miệng giải thích, mỗi năm chỉ đi một hai bữa tiệc, sắm sửa gì nhiều cho tốn kém. Từ năm này qua năm khác, mẹ xài đi xài lại từng ấy phấn son. Hàng xóm, bà con cũng hay sang dùng ké. Mỗi lần có đám cưới, nhà tôi rộn rã nói cười. Người này giúp người kia tô son, đánh phấn, buộc tóc. Không khí rất vui. Có lẽ mẹ và cả các cô ấy nữa không bao giờ biết hạn sử dụng sau khi mở nắp của mỹ phẩm. Mẹ càng không biết màu son nào hợp với màu da gì, phong cách trang điểm nào đang thịnh hành, sản phẩm nào đang được yêu thích. Những món đắt tiền như nước hoa đương nhiên hết sức phù phiếm với mẹ. Hay đơn giản nhất, trang điểm xong không chỉ rửa lại mặt mà cần dùng thêm sản phẩm tẩy trang, điều ấy mẹ cũng không hề biết.
Tôi nhận ra mẹ đã vất vả nhiều quá. Vất vả đến mức bỏ quên nhu cầu làm đẹp rất bình thường của một người phụ nữ. Mùa đông hanh khô, da dẻ bong tróc, mẹ không có lấy hũ kem dưỡng ẩm. Mùa hạ nóng gắt, nắng đổ rát lưng, mẹ chỉ đội nón bịt khăn, không hề biết phải thoa kem chống nắng. Hoặc giả có biết mẹ cũng không thoa bởi bao nhiêu mồ hôi đẫm áo mới mua được tuýp kem be bé.
Trong một vài bức ảnh hiếm hoi chụp thời còn trẻ, mẹ vẫn đánh phấn tô son uốn tóc bồng bềnh. Ừ thì ai mà không có tuổi trẻ. Nụ cười của mẹ khi ấy trong veo như sương sớm long lanh. Cũng là nụ cười ấy, tháng tháng năm năm, nhăn nếp vất vả. Càng nghĩ lại càng thương mẹ.
Sở dĩ mẹ không sắm sửa cho bản thân bởi còn phải lo cho mấy miệng ăn trong nhà. Mẹ không dưỡng da làm đẹp bởi còn nhiều khoản phải chi. Hôm nay đứa này đóng học phí, ngày mai đứa kia đóng tiền trọ. Rồi ốm đau, cưới hỏi, lễ lạt. Dù chắc hẳn mẹ cũng từng muốn lắm những phấn son phù phiếm trong đời. Kỳ lạ là tôi luôn thấy mẹ đẹp. Đẹp từ đôi tay chai sần thô ráp. Đẹp bởi nụ cười xô nếp hiền từ.
Tối hôm đó, tôi bí mật đặt mua tặng mẹ một ít mỹ phẩm. Bây giờ mua bán thuận tiện, ở quê cũng có thể mua được những món đồ chính hãng. Hẳn mẹ sẽ rất ngạc nhiên khi mở chiếc hộp thiếc ra thấy đồ mới thay thế đồ cũ, những món không quá đắt tiền nhưng đủ tốt cho làn da. Ngăn tủ đầu giường có thêm thỏi son thơm vị bạc hà và hũ kem dưỡng ẩm cho ngày gió hanh khô. Mẹ sẽ càu nhàu, có lẽ, nhưng sẽ vẫn tủm tỉm cười. Bởi phụ nữ luôn thấy hạnh phúc trước những điều đẹp xinh. Dù muộn, tôi vẫn muốn làm điều gì đó cho người mẹ vất vả của mình.
Nhiên Phượng

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...