Thương nhớ lắm, mùa thu ơi!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mùa này ngoài quê ta đang là thu đấy. Mùa thu thiếu nữ của ta với những đêm trời trong vắt. Vầng trăng quê tỏa sáng dịu dàng. Tiếng sáo của ai thổi da diết bên triền đồi dạt dào lá cọ khua gươm. Trong thinh lặng, có thể nghe được tiếng rì rào của làn gió thổi trên tàu lá cau phơ phất, một tiếng cười khúc khích của ai đó thoảng bên tai.
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Mùa thu cũng là mùa những quả hồng vàng tươi lấp ló trên tán lá. Mẹ sẽ ngâm quả trong chum nước muối nhạt, sau chừng 3 ngày là chất chát trong quả sẽ thấm ra hết. Cắn một miếng hồng ấy, ta sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh, mùi thơm thoảng dễ chịu và cái giòn tan của giống hồng không hạt. Mẹ sẽ sai các con trai, con gái lớn bưng đi biếu mỗi nhà  một chút lộc vườn nhà. Hết mùa hồng, bố và anh trai sẽ lấy bùn ở dưới ao đắp lên quanh gốc cây, để vụ tới cây lại cho nhiều trái. Ta xa quê bao năm. Vườn hồng cũng đã cỗi lắm rồi. Những thân cây gân guốc, những tán lá thưa thớt chứ không còn mơn mởn như xưa. Mùa quả đến cũng chỉ còn lác đác đôi chùm. Và bây giờ ngoài chợ người ta bán những thúng hồng quả to vuông và ăn rất chát. Lại nhớ bài học chọn quả mẹ dạy cho từ thời thơ bé: “Hồng tròn, thị vẹo, khế còng queo”. Lại thấy thèm một miếng hồng không hạt giòn tan ngọt lịm trên môi.
Mùa thu cũng là mùa của Tết Trung thu. Nhà nào nghèo lắm cũng có mâm cỗ gồm nải chuối, quả bưởi da vàng ươm, thơm phức, vài quả hồng láng bóng, mát mịn cả tay, và bánh nướng, bánh dẻo. Đêm Rằm, cả nhà ngồi ngoài sân, vừa ngắm trăng, vừa phá cỗ. Lũ trẻ con ăn rồi chạy chơi trốn tìm. Chúng nép sau gốc mít, bờ thành giếng và chui cả vào cây rơm. Rồi chúng chơi rồng rắn lên mây, với những câu hát đồng dao ngây thơ: “Thả đỉa ba ba/Chớ bắt đàn bà/Phải tội đàn ông/Cơm trắng như bông/Gạo tiền như nước…”. Cứ thế, cho đến lúc bố mẹ gọi về đi ngủ, để vầng trăng thu đi vào cả giấc mơ.
Cao nguyên vốn chỉ có hai mùa mưa, nắng. Nay do sự chuyển giao, đổi thay của khí hậu nên hình như nơi đây cũng đã bắt đầu có mùa thu gần như ở phía Bắc. Buổi sáng trời cũng se se lạnh, trưa nắng cũng xanh trời và thảng hoặc có một áng mây trắng thong dong bay ngang. Vậy nên cô giáo gốc quê xứ Bắc đã đỡ vất vả khi giúp học trò miền cao nguyên của mình hình dung ra thế nào là mùa thu-mùa thu đặc trưng trong những tác phẩm các em được học. Lũ học trò tinh nghịch mải tranh cãi và nhao nhao đòi cô “nhớ mua cốm làm quà khi về quê vào”, mà không thấy ánh nhìn của cô chợt thoáng nỗi bâng khuâng khi nhìn ra phía sân trường. Ở đó, làn gió đang thổi những đám lá xà cừ vun lại cả đống. Tiếng xạc xào của lá như đang ngân lên nỗi hoài niệm thu xưa.
Thương nhớ lắm, mùa thu ơi!
Bích Thiêm

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.