Phát huy văn hóa ứng xử người Đà Lạt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 20-7, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Lâm Đồng và UBND thành phố Đà Lạt tổ chức Hội thảo khoa học “Phát huy văn hóa ứng xử người Đà Lạt góp phần xây dựng hình ảnh du lịch Lâm Đồng: Văn minh - Thân thiện - An toàn”.
Ảnh minh họa (nguồn: internet)
Ảnh minh họa (nguồn: internet)
Gần 200 đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học, văn nghệ sĩ, báo chí, các doanh nghiệp, lãnh đạo các trường ĐH, CĐ… trên địa bàn TP Đà Lạt đã tham dự. Có 18 tham luận và hơn 10 ý kiến tâm huyết trình bày tại Hội thảo. Đó là những tâm tư, những hoài niệm, trăn trở, những tiếc nuối, những day dứt…Và, các đề xuất, “hiến kế” để làm sao giữ gìn, phát huy nét văn hóa đặc trưng của người Đà Lạt; phong cách người Đà Lạt “Thanh lịch - Hiền hòa - Mến khách”...
Phần lớn các tham luận, ý kiến tập trung xáo xới, nêu những nét đẹp về đức tính, phong cách người Đà Lạt xưa; người Đà Lạt nay với sự pha trộn giữa nét đẹp truyền thống và cuộc sống hiện đại; những phát sinh tiêu cực, “cá biệt” gây phản cảm, bức xúc dư luận xã hội trong thời gian gần đây (bán thách, chặt chém, bắt chẹt, hành hung khách du lịch; “cò” du lịch, dịch vụ; cảnh quan môi trường bị tàn phá, kiến trúc bị xâm hại, giao thông xuống cấp, nạn kẹt xe…).
Để kịp thời chấn chỉnh thực trạng trên, nhiều giải pháp đặt ra, trước hết tập trung xây dựng và phát huy phong cách người Đà Lạt: ứng xử văn minh, thân thiện, an toàn với du khách; góp phần xây dựng hình ảnh du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng trong những năm tới…
Hội thảo lần này là một trong những hoạt động có ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 125 năm Đà Lạt hình thành và phát triển (1893 - 2018) sẽ được tổ chức vào tháng 12-2018.
Thanh Dương Hồng (baovanhoa)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...