Mở cửa kho tàng truyện cổ Chăm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có rất nhiều di sản quý trong kho tàng văn hóa Chăm, đặc biệt là khu vực văn học dân gian. Thế nhưng lâu nay bạn đọc phổ thông nói chung và các em thiếu nhi nói riêng chưa có nhiều cơ hội được tiếp cận.

Bìa sách Truyện cổ Chăm
Bìa sách Truyện cổ Chăm



Với Truyện cổ Chăm, do nhà giáo Kinh Duy Trịnh sưu tầm, tuyển chọn và dịch, lần đầu tiên những câu chuyện ngụ ngôn, thần thoại và cổ tích của dân tộc Chăm được tập hợp, phổ biến rộng rãi đến với độc giả.

Truyện cổ Chăm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc trưng riêng biệt, khơi gợi thế giới khác lạ cho độc giả nhỏ tuổi. Mỗi câu chuyện hấp dẫn mang một thông điệp giản dị, sâu sắc mà cổ nhân Chăm để lại cho hậu thế. Những câu chuyện dài ngắn khác nhau, thân quen hay lạ lẫm, nhưng mỗi lần đọc, người đọc sẽ phát hiện thêm những điều kì thú mới.


 

Câu chuyện ngụ ngôn trong kho tàng truyện cổ Chăm.
Câu chuyện ngụ ngôn trong kho tàng truyện cổ Chăm.



25 câu chuyện trong Truyện cổ Chăm như 25 cánh cửa, lần lượt mở ra, đưa bạn đọc nhỏ tuổi bước vào lâu đài tráng lệ, đầy ắp những điều huyền diệu. Ở đấy, các em gặp những vị thần nhiều phép thuật, các nàng công chúa đẹp xinh. Các em còn có thể nói chuyện với muôn loài, từ muông thú đến cây cỏ.

 

Mỗi câu chuyện là một bài học về đối nhân xử thế
Mỗi câu chuyện là một bài học về đối nhân xử thế


Nhà thơ Hồ Việt Khuê, người đồng hương và bạn thân của nhà giáo Kinh Duy Trịnh cho biết: Trong thời gian dạy học, thầy giáo Kinh Duy Trịnh cùng các thành viên khác trong Ban biên soạn sách Tiếng Chăm đã cho ra đời bộ sách giáo khoa gồm 15 quyển, dùng cho giáo viên, học sinh tại các trường Tiểu học ở vùng có đồng bào Chăm sinh sống. Về hưu, thầy giáo Trịnh có nhiều thời gian hơn cho công việc tâm huyết là sưu tầm, dịch thuật các văn bản Chăm cổ. Truyện cổ Chăm dành cho thiếu nhi là một phần rất nhỏ trong số các văn bản Chăm cổ mà nhà giáo Kinh Duy Trịnh đang chuyển ngữ, nhằm gìn giữ và lan tỏa vẻ đẹp văn hóa Chăm.

Thầy Kinh Duy Trịnh thì cho biết: “Những truyện cổ Chăm tôi chọn dịch mang những thông điệp rất gần gũi với trẻ em về trí thông minh, lòng dũng cảm, đức tính thật thà, tinh thần đoàn kết, ca ngợi tính cần cù siêng năng, trân trọng tình cảm gia đình, biết tránh xa lòng tham, thói nuốt lời, tính bội bạc… Với Truyện cổ Chăm, tôi hi vọng các em không chỉ nhận những bài học tốt đẹp, mà còn bước vào thế giới cổ tích lấp lánh điều kì diệu, nuôi dưỡng trái tim nhân hậu, giàu thương yêu”.


 

Sách được chăm chút từ nội dung đến hình thức thể hiện.
Sách được chăm chút từ nội dung đến hình thức thể hiện.



Lần đầu tiên được giới thiệu đến đông đảo bạn đọc, Truyện cổ Chăm được NXB Kim Đồng chăm chút kĩ lưỡng về mỹ thuật và công nghệ in ấn. Cuốn sách được in khổ lớn với những minh họa vô cùng sinh động, thể hiện sự am hiểu và tôn vinh văn hóa Chăm của họa sĩ trẻ Tôn Nữ Thị Bích Trâm.

Ấn bản Truyện cổ Chăm góp phần làm kho tàng truyện cổ các dân tộc Việt Nam thêm phong phú, đa dạng sắc màu. 

Xuân Thân (sggp)
 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...

Văn hóa báo chí thời đại số

Văn hóa báo chí thời đại số

Từ điểm khởi đầu những năm 1925 cho đến ngày đất nước thống nhất năm 1975, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã đi qua nhiều giai đoạn lịch sử vinh quang, viết nên bao câu chuyện anh hùng của một dân tộc anh hùng.
Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Là người con của quê hương Kinh Bắc, bị cuốn hút bởi những hình ảnh mộc mạc, bình dị và rất đỗi thân quen qua những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ, khi bén duyên với hội họa, họa sĩ Tú Duyên đã mày mò tìm hiểu và sáng tạo ra kỹ thuật thủ ấn họa.