Hari Won ra mắt tự truyện viết về quãng đời thơ ấu cơ cực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Tôi rất thích hình ảnh của cỏ dại, vì nó rất đẹp và dù có bị người đời chà đạp thế nào vẫn vươn lên sống mạnh mẽ”.

Đó là lời mở đầu cuốn tự truyện được viết từ chính những thăng trầm, mất mát, tổn thương lẫn niềm hạnh phúc từ cuộc đời của nữ ca sỹ gốc Hàn - Hari Won.


 


Sau hé lộ về dự án web-drama Thiên Ý do chính tay Hari Won dày công thực hiện, mới đây, nữ ca sỹ tiếp tục ‘bật mí’ về cuốn tự truyện đầu tay có tên gọi “Cỏ hạnh phúc.”

Ít người biết Hari Won có một sở thích là ghi chép tất cả những điều diễn ra xung quanh mình vào nhật ký. Thói quen này được giữ gìn ngay từ những ngày còn ấu thơ và cô luôn ấp ủ trong tương lai sẽ cho ra mắt cuốn tự truyện tại một thời điểm thích hợp.

Nữ ca sỹ gốc Hàn tâm sự, hiện tại có lẽ chính thời điểm quý giá để cô cho ra sách khi đã nếm trải đủ những thăng trầm, mất mát, thương tổn lẫn niềm hạnh phúc.

Bản thảo của quyển sách được hoàn thành trong vòng 6 tháng với hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Hàn bằng tất cả sự nỗ lực của Hari Won. Bên cạnh đó, toàn bộ hình ảnh minh họa trong đó đều được thực hiện tại Hàn Quốc.


 



Khác với nhiều dự đoán, ở “Cỏ hạnh phúc,” người ta sẽ khó bắt gặp hình ảnh của một “Hari Won ngôi sao” với những dự án tiền tỷ, cuộc sống sung túc, hoàn mỹ hoặc những thị phi, quy chụp mà cô chưa bao giờ lên tiếng thanh minh.

Thay vào đó, quyển tự truyện nên được hiểu đơn giản là những mảnh ký ức xâu chuỗi nên cuộc đời của một cô gái nghèo vượt khó.


 



Cô gái ấy sinh năm 1985, mang trong mình hai dòng máu Việt Nam-Hàn Quốc, cô ấy từng là một đứa trẻ không quốc tịch, nghèo khó nên phải chịu nhiều tổn thương trực diện cũng như nhận đủ sự lạnh, ấm của lòng người.

Những tưởng sự khắc nghiệt của số phận sẽ nhấn chìm đứa trẻ ấy, nhưng không, cô vẫn dũng cảm, nghị lực để vươn lên như loài cỏ dại.

Cô ấy - khi đã trở thành ngôi sao Hari Won, hồi tưởng lại khoảng thời gian cơ cực xa xưa, chỉ cười xòa đúc kết: “Sống mà để người khác thấy mình cười, đơn giản hơn nhiều việc để người ta thấy mình khóc.”

Cuốn sách là cũng là món quà mà nữ ca sĩ muốn tự dành tặng bản thân vì“… những tháng năm tuổi trẻ rực rỡ đã qua, hay ngày mai ngập tràn ánh nắng ban mai đang tới.

Dành cho những tháng năm luôn nỗ lực hết mình trên sâu khấu.

 

Dành cho một cuộc đời quá nhiều giông bão nhưng cũng không kém lung linh sắc màu”.

Tự truyện sẽ chính thức ra mắt công chúng bằng hình thức offline ký tặng sách tại ở cả 2 đầu cầu - Hà Nội vào ngày 28-10 và Thành phố Hồ Chí Minh là ngày 29-10.

Theo Đẹp/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.