Pháp tài trợ 14 tỷ đồng cho Dự án "Chia sẻ và gìn giữ di sản Việt Nam"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chính phủ Pháp sẽ tài trợ 14 tỷ đồng trong 2 năm (2022-2024) cho Dự án “Chia sẻ và gìn giữ di sản Việt Nam”. 

Dự án "Chia sẻ và gìn giữ di sản Việt Nam" tập trung vào ba lĩnh vực chính, gồm: tập huấn về chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công tác trong ngành bảo tàng của Việt Nam; phát triển các chương trình đào tạo về "ngành nghề bảo tàng" tại các trường đại học ở Việt Nam; hỗ trợ xây dựng, thiết kế các dự án thí điểm trong bảo tồn di sản tại ba miền của Việt Nam gồm cải tạo Trung tâm du khách của Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), hỗ trợ cho Trung tâm Truyền thông và Giáo dục môi trường của Khu bảo tồn biển Cù lao Chàm (Quảng Nam), thiết kế và thực hiện những chiếc "Hộp kể chuyện" di sản cho các bảo tàng (TP. Hồ Chí Minh).

dự án sẽ tổ chức ba khóa tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ bảo tàng tại Thừa-Thiên Huế. Ảnh: Bảo tàng Cổ vật Huế
dự án sẽ tổ chức ba khóa tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ bảo tàng tại Thừa-Thiên Huế. Ảnh: Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế

Dự án hướng đến mục tiêu cụ thể hóa các hoạt động hợp tác giữa các cơ quan, tổ chức văn hóa Pháp và Việt Nam, nhằm phát huy, gìn giữ các di sản thiên nhiên và văn hóa của Việt Nam.

Tại Thừa Thiên-Huế, dự án sẽ tổ chức ba khóa tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ bảo tàng trên địa bàn tỉnh về các lĩnh vực như đón tiếp công chúng; truyền đạt nội dung và truyền thông; bảo tàng và phát triển bền vững; quản lý và bảo quản bộ sưu tập. 

Đồng thời, dự án cũng tổ chức các khóa học trực tuyến vào giữa năm 2023 nhằm củng cố các kiến thức của những khóa tập huấn trên và sẽ được chia sẻ rộng rãi đến toàn bộ cán bộ công tác tại các bảo tàng trên địa bàn tỉnh. 

Bên cạnh đó, sẽ có ba cán bộ đang công tác tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Bảo tàng Mỹ thuật Huế và Trung tâm Văn hóa, thông tin và Thể thao thành phố Huế được mời tham gia chương trình tham quan thực địa trong vòng một tuần tại Pháp. Chương trình dự kiến tổ chức vào tháng 6/2023, để trao đổi chuyên môn với các bảo tàng lớn của Pháp.

PHƯƠNG VI (tổng hợp)

 

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.